Hãy luôn giữ trong tâm sự an nhiên, hòa ái và nhìn cuộc đời bằng lăng kính trong trẻo nhất của tâm hồn
11111
Cuộc đời được kết dệt từ biết bao việc tưởng chừng nhỏ bé. Từng giây từng phút chỉ cần một cử chỉ yêu thương, một lời nói dịu dàng, từng chút từng chút sẽ làm nên một cuộc sống tươi đẹp, thấm đầy ơn phúc của đất trời.
Câu chuyện thứ nhất: Cát chảy từ xô
“Tôi đã phạm sai lầm, tôi vẫn còn sai lầm”. Vị thầy tu nọ tự nói với lòng mình như thế, ánh mắt đượm một nỗi buồn khôn tả. “Tôi đã từng rất hạnh phúc và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn mình, nhưng sao nay tất cả đều tan biến?”.
Ông bắt đầu nghi ngờ về những gì mình có, về hạnh phúc đích thực, bình an đích thực mình đang kiếm tìm. Những ràng buộc về chữ “tình” vẫn còn đau đáu trong tim.
Vị thầy tu cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ miên man cứ ập đến trong đầu nhưng tâm trí vẫn chẳng thể nào yên. Khi biết rằng một thầy tu khổ hạnh thông thái sẽ đến để phán xét mình, một thoáng lo âu vụt qua, những nếp nhăn trên trán lại cuồn cuộn như sóng trào.
Vào ngày phán xét, vị thầy tu khổ hạnh nọ đến nơi, mang theo một xô cát trên lưng mình. Cái xô có đục một lỗ, cát cứ theo đó mà chảy ra ngoài.
Vị thầy tu khổ hạnh nói với bề trên tu viện rằng:
“Không phải tôi không hề có tội lỗi gì. Và ông thấy đấy, tội lỗi của tôi đang đổ ra bên ngoài giống như cát từ cái xô này. Nhưng từ lâu tôi đã quyết định không quay đầu nhìn lại, không day dứt về nó nữa. Rồi một ngày tôi được triệu đến để phán xét một người tội lỗi”.
Khi nghe xong, các thầy tu khác chợt đại ngộ và quyết định không xử phạt vị thầy tu tội lỗi kia nữa. Họ cũng quyết định không quay đầu nhìn lại những sai lầm của ông và cho ông một cơ hội khác.
Suy ngẫm:
Hạnh phúc thật sự chỉ có được khi nội tâm thấy bình hòa, an tĩnh. Ta không thể cầu mong người khác mang nó đến cho mình. Ta cũng chẳng nên chỉ nhìn vào sai lầm, khuyết điểm của người khác, luôn miệng chỉ trích họ mà quên mất rằng bản thân mình có khi cũng đã, đang và sẽ mắc lỗi.
Câu chuyện thứ hai: Cây thánh giá của riêng bạn
Một người đàn ông lúc nào cũng than phiền về đời mình, cho rằng mình thật khổ, thật bất hạnh. Thấp thỏm lo âu mãi, một hôm ông mơ thấy mình đến gặp Thượng Đế. Đối diện với Người, ông đã thành tâm kể hết những rắc rối của mình.
Thượng Đế nhìn ông không nói gì rồi đưa ông đến một cửa hiệu bán thánh giá, nơi mỗi cây thánh giá tượng trưng cho những rắc rối một người phải đối mặt trong đời mình.
Thượng Đế nhìn ông, nói: “Con hãy chọn cho mình một chiếc”.
Người đàn ông hơi sững người, nhưng cũng răm rắp làm theo. Ông bước vào trong cửa hiệu và bắt đầu đưa mắt ngắm nhìn tất cả những cây thánh giá ở đó. Có rất nhiều loại thánh giá bày bán trên kệ, trong tủ, có nặng, có nhẹ, có lớn, có nhỏ, vô cùng phong phú.
Cân nhắc hồi lâu, cầm lên đặt xuống mãi, cuối cùng người đàn ông cũng kiếm cho mình được một cây thánh giá ưng ý, là cây nhẹ nhất trong tiệm.
Ông bước đến gặp Thượng Đế và nói: “Con có thể lấy cái này không?”
Thượng Đế trả lời, “Có. Con có thể. Đó là cây thánh giá của con”.
Suy ngẫm:
Trong cuộc sống, khi cánh cửa này khép lại thì một cánh cửa khác lại mở ra. Chúng ta thường phàn nàn về những khó khăn mình đang vướng phải. Trong tâm bởi thế luôn phiền não, bất an. Nhưng đời người là một chặng đường dài, không chỉ có niềm vui, hạnh phúc mà xen lẫn vào luôn là những trắc trở, bon chen.
Tại sao bạn luôn chọn sự chán nản, muộn phiền chứ? Thái độ quyết định cách sống, cách sống quyết định cuộc đời. Vì sao bạn không thể tự yêu thương chính mình, từ bi hơn với bản thân mà chọn lấy những niềm vui sống, những hạnh phúc, bình an? Như người đàn ông trong câu chuyện trên, hãy chọn cho mình một cây thánh giá nhẹ nhất có thể, bạn nhé!
Con người đôi khi giống như hạt cát vô danh, tức là sống khép kín, không dám khẳng định mình, không để lại dấu ấn. Rất nhiều người lại chỉ chăm chăm đánh giá những lỗi lầm của người khác mà quên mất rằng cuộc đời của chính mình cũng đang mờ nhạt như một áng mây tan…
Nhưng con người sinh ra không phải để làm một hạt cát vô danh mà để in dấu vào cuộc đời và trái tim của những người yêu thương họ. Mỗi người cần phải sống ý nghĩa hơn, trao gửi yêu thương nhiều hơn để gây thêm mầm thiện và hoa lành cho cuộc đời này.
Bạn đã sống một cuộc đời ra sao, một hạt cát lặng lẽ hay một ấn khắc in dấu vào cuộc đời và trái tim của những người bên cạnh?
Sống là cho, không phải nhận riêng mình, là chia sẻ, là dâng hiến. Sống để yêu thương và nhận lại yêu thương. Con người sinh ra trên cõi đời này không phải là chuyện vô tình, mỗi người bạn gặp trên đường đời cũng có thể là duyên phận.
Có một câu danh ngôn rằng: “Khi bạn sinh ra, bạn đã khóc, trong khi những người xung quanh bạn lại cười. Hãy sống sao cho đến khi bạn chết, bạn vẫn mỉm cười, trong khi những người xung quanh bạn lại khóc”.
Những niềm vui và nỗi buồn, hạnh ngộ và chia ly, hạnh phúc và khổ đau, mật ngọt và mật đắng, tình yêu và sự phụ rẫy… tất cả đã khiến chúng ta mệt nhoài. Thật không hiểu vì sao có người còn rước thêm buồn bực khi cứ mãi phán xét người khác. Cuộc đời là tự mình sống, con đường là tự mình đi, hãy nhìn vào trong tâm để có thể đi trọn chặng cuối của hành trình sinh mệnh.
Chỉ cần bạn có thể kiên định đi theo con đường mình đã chọn, hướng về một ngày mai tươi sáng thì những ước mơ có thể chạm đến trong tầm tay. Trong đời ai mà chẳng gặp rắc rối, ai mà chẳng có những phút ngã lòng? Hãy luôn giữ trong tâm sự an nhiên, hòa ái và nhìn cuộc đời bằng lăng kính trong trẻo nhất của tâm hồn.
Khi ấy, bạn sẽ hiểu ra rằng:
An lạc một đời xuất từ tâm
Sầu khổ vụt tan tựa bụi lầm
Lòng mang thiện tính yêu vạn vật
Hạnh phúc từ đâu đã nảy mầm.
Phương Lâm
Câu chuyện thứ nhất: Cát chảy từ xô
“Tôi đã phạm sai lầm, tôi vẫn còn sai lầm”. Vị thầy tu nọ tự nói với lòng mình như thế, ánh mắt đượm một nỗi buồn khôn tả. “Tôi đã từng rất hạnh phúc và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn mình, nhưng sao nay tất cả đều tan biến?”.
Ông bắt đầu nghi ngờ về những gì mình có, về hạnh phúc đích thực, bình an đích thực mình đang kiếm tìm. Những ràng buộc về chữ “tình” vẫn còn đau đáu trong tim.
Vị thầy tu cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ miên man cứ ập đến trong đầu nhưng tâm trí vẫn chẳng thể nào yên. Khi biết rằng một thầy tu khổ hạnh thông thái sẽ đến để phán xét mình, một thoáng lo âu vụt qua, những nếp nhăn trên trán lại cuồn cuộn như sóng trào.
Vào ngày phán xét, vị thầy tu khổ hạnh nọ đến nơi, mang theo một xô cát trên lưng mình. Cái xô có đục một lỗ, cát cứ theo đó mà chảy ra ngoài.
Vị thầy tu khổ hạnh nói với bề trên tu viện rằng:
“Không phải tôi không hề có tội lỗi gì. Và ông thấy đấy, tội lỗi của tôi đang đổ ra bên ngoài giống như cát từ cái xô này. Nhưng từ lâu tôi đã quyết định không quay đầu nhìn lại, không day dứt về nó nữa. Rồi một ngày tôi được triệu đến để phán xét một người tội lỗi”.
Khi nghe xong, các thầy tu khác chợt đại ngộ và quyết định không xử phạt vị thầy tu tội lỗi kia nữa. Họ cũng quyết định không quay đầu nhìn lại những sai lầm của ông và cho ông một cơ hội khác.
Suy ngẫm:
Hạnh phúc thật sự chỉ có được khi nội tâm thấy bình hòa, an tĩnh. Ta không thể cầu mong người khác mang nó đến cho mình. Ta cũng chẳng nên chỉ nhìn vào sai lầm, khuyết điểm của người khác, luôn miệng chỉ trích họ mà quên mất rằng bản thân mình có khi cũng đã, đang và sẽ mắc lỗi.
Câu chuyện thứ hai: Cây thánh giá của riêng bạn
Một người đàn ông lúc nào cũng than phiền về đời mình, cho rằng mình thật khổ, thật bất hạnh. Thấp thỏm lo âu mãi, một hôm ông mơ thấy mình đến gặp Thượng Đế. Đối diện với Người, ông đã thành tâm kể hết những rắc rối của mình.
Thượng Đế nhìn ông không nói gì rồi đưa ông đến một cửa hiệu bán thánh giá, nơi mỗi cây thánh giá tượng trưng cho những rắc rối một người phải đối mặt trong đời mình.
Ảnh minh họa (theo daminhrosalima.net)
Người đàn ông hơi sững người, nhưng cũng răm rắp làm theo. Ông bước vào trong cửa hiệu và bắt đầu đưa mắt ngắm nhìn tất cả những cây thánh giá ở đó. Có rất nhiều loại thánh giá bày bán trên kệ, trong tủ, có nặng, có nhẹ, có lớn, có nhỏ, vô cùng phong phú.
Cân nhắc hồi lâu, cầm lên đặt xuống mãi, cuối cùng người đàn ông cũng kiếm cho mình được một cây thánh giá ưng ý, là cây nhẹ nhất trong tiệm.
Ông bước đến gặp Thượng Đế và nói: “Con có thể lấy cái này không?”
Thượng Đế trả lời, “Có. Con có thể. Đó là cây thánh giá của con”.
Suy ngẫm:
Trong cuộc sống, khi cánh cửa này khép lại thì một cánh cửa khác lại mở ra. Chúng ta thường phàn nàn về những khó khăn mình đang vướng phải. Trong tâm bởi thế luôn phiền não, bất an. Nhưng đời người là một chặng đường dài, không chỉ có niềm vui, hạnh phúc mà xen lẫn vào luôn là những trắc trở, bon chen.
Tại sao bạn luôn chọn sự chán nản, muộn phiền chứ? Thái độ quyết định cách sống, cách sống quyết định cuộc đời. Vì sao bạn không thể tự yêu thương chính mình, từ bi hơn với bản thân mà chọn lấy những niềm vui sống, những hạnh phúc, bình an? Như người đàn ông trong câu chuyện trên, hãy chọn cho mình một cây thánh giá nhẹ nhất có thể, bạn nhé!
***
Con người đôi khi giống như hạt cát vô danh, tức là sống khép kín, không dám khẳng định mình, không để lại dấu ấn. Rất nhiều người lại chỉ chăm chăm đánh giá những lỗi lầm của người khác mà quên mất rằng cuộc đời của chính mình cũng đang mờ nhạt như một áng mây tan…
Nhưng con người sinh ra không phải để làm một hạt cát vô danh mà để in dấu vào cuộc đời và trái tim của những người yêu thương họ. Mỗi người cần phải sống ý nghĩa hơn, trao gửi yêu thương nhiều hơn để gây thêm mầm thiện và hoa lành cho cuộc đời này.
Bạn đã sống một cuộc đời ra sao, một hạt cát lặng lẽ hay một ấn khắc in dấu vào cuộc đời và trái tim của những người bên cạnh?
Sống là cho, không phải nhận riêng mình, là chia sẻ, là dâng hiến. Sống để yêu thương và nhận lại yêu thương. Con người sinh ra trên cõi đời này không phải là chuyện vô tình, mỗi người bạn gặp trên đường đời cũng có thể là duyên phận.
Có một câu danh ngôn rằng: “Khi bạn sinh ra, bạn đã khóc, trong khi những người xung quanh bạn lại cười. Hãy sống sao cho đến khi bạn chết, bạn vẫn mỉm cười, trong khi những người xung quanh bạn lại khóc”.
Những niềm vui và nỗi buồn, hạnh ngộ và chia ly, hạnh phúc và khổ đau, mật ngọt và mật đắng, tình yêu và sự phụ rẫy… tất cả đã khiến chúng ta mệt nhoài. Thật không hiểu vì sao có người còn rước thêm buồn bực khi cứ mãi phán xét người khác. Cuộc đời là tự mình sống, con đường là tự mình đi, hãy nhìn vào trong tâm để có thể đi trọn chặng cuối của hành trình sinh mệnh.
Chỉ cần bạn có thể kiên định đi theo con đường mình đã chọn, hướng về một ngày mai tươi sáng thì những ước mơ có thể chạm đến trong tầm tay. Trong đời ai mà chẳng gặp rắc rối, ai mà chẳng có những phút ngã lòng? Hãy luôn giữ trong tâm sự an nhiên, hòa ái và nhìn cuộc đời bằng lăng kính trong trẻo nhất của tâm hồn.
Khi ấy, bạn sẽ hiểu ra rằng:
An lạc một đời xuất từ tâm
Sầu khổ vụt tan tựa bụi lầm
Lòng mang thiện tính yêu vạn vật
Hạnh phúc từ đâu đã nảy mầm.
Phương Lâm
Nguồn: https://www.dkn.tv/van-hoa/hanh-phuc-dich-thuc-xuat-phat-tu-tam-thien-sau-kho-vo-bien-cung-vut-tan.html
2222
Nhận xét
Đăng nhận xét