Chỉ trong hai chữ rất đơn giản “Độ” và “Cấp”, người ta có thể đánh giá được khá trọn vẹn về cả một đời người
11111
Thước đo cảnh giới tư tưởng của một người không phải là bạc tiền, công danh, chức tước, sang hèn mà ở chí khí, cốt cách, ở thuật đối nhân xử thế. Chỉ trong hai chữ rất đơn giản “Độ” và “Cấp” dưới đây, người ta có thể đánh giá được khá trọn vẹn về cả một đời người vậy.
Chữ thứ nhất: “Độ”
1. Tấm lòng phải độ lượng
Núi không tự nhận mình cao, nước cũng không bao giờ tự nhận mình sâu. Bất kể việc gì trong cuộc sống cũng không nên tính toán quá chi li bởi “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Đừng nên quá so đo được mất hơn thua của bản thân mà hãy bao dung độ lượng ngay cả với những người từng làm tổn thương mình.
Cổ nhân nói: “Độ lượng như là kho đựng vàng, độ lượng càng lớn thì phúc càng lớn. Trời bao dung vạn tượng, đất nâng đỡ vạn vật thế gian”.
2. Nói chuyện phải có mức độ
Có một số người nhìn nhận làm người phải chân thật cho nên trong nói chuyện phải thẳng thắn. Kỳ thực quan niệm đó là sai lầm. Chữ Chân (真) là chữ Trực (直) có thêm 2 chấm ở dưới. Chính là để nói rằng: Ngay cả nói ra những câu thật và thẳng nhất cũng cần phải giữ lại 2 chấm phía dưới. Ăn ngay nói thật là chân nhưng có gì nói hết lại là xuẩn ngốc.
Nếu có thể hiểu được người khác thì bạn là người có trí huệ, nhưng một khi hiểu rõ được chính mình, bạn mới trở thành người cao minh. Ấy là khi bạn hiểu được rằng làm gì cũng cần phải có mức độ, chừng mực, biết tự kiềm chế, không oán, không hỏi, không nhớ. Chỉ khi ấy bạn mới lĩnh hội được sự mạnh mẽ của sinh mệnh.
3. Đọc sách có độ dày
Độ dày ở đây không chỉ là cuốn sách có bao nhiêu trang, mà còn là chất lượng, nội dung của nó. Nếu chợt phát hiện lâu lắm rồi mình không đọc sách, thì hãy biết rằng mình đang trượt xuống dốc.
Ở đây không phải nói rằng những điều trong sách phong phú như thế nào, mà muốn nhấn mạnh một điều rằng nếu còn duy trì đọc sách nghĩa là bạn vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận hiện thực vốn có. Đó cũng là khi bạn vẫn đang muốn theo đuổi và nỗ lực cố gắng để tìm về giá trị vốn có của mình. Cổ nhân có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra, bản chất đã là lương thiện.
4. Tầm nhìn có độ rộng
Chỉ khi đứng ở vị trí càng cao, ta mới có thể nhìn được càng xa. Chỉ khi suy nghĩ càng nhiều mới càng không thấy xa. Bất kể làm việc hay làm người đều nên học cách nhìn xa trông rộng, chớ nên chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tầm nhìn rộng rãi, khoáng đạt giúp chúng ta có thể tránh được rất nhiều rãnh sâu, hố hiểm trên đường đời.
Cuộc đời mỗi người đều đã được an bài từ khi sinh ra và đôi khi những oan ức mà bạn phải chịu đựng thực sự không phải điều ngẫu nhiên nào cả. Một người càng thành công thì sẽ càng phải gặp nhiều chuyện uất ức. Muốn khiến bản thân có được sự coi trọng và thực sự tỏa sáng thì nên học cách mở rộng tầm nhìn để có thể trở thành một người có trí tuệ và giàu lòng nhân ái.
5. Lý luận có độ sâu
Lý luận ở đây chính là để chỉ lời nói. Lời nói có chiều sâu mới có thể bênh vực lẽ phải và giữ vững chân lý. Nên hiểu một chút về “Đạo Đức Kinh”, “Binh pháp Tôn Tử”, “Kinh Dịch”, “Nam Hoa Kinh”… biết lẽ xuất xử, biết đạo nghĩa nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…
Học hỏi từ trí huệ của các bậc thánh hiền thời xưa sẽ càng khiến cho bạn có chiều sâu tâm hồn, tư tưởng hơn.
6. Sự nghiệp có cao độ
Ai cũng hy vọng có được thành tựu trong cuộc đời, có thể vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Sinh mệnh người ta trong lúc đi về phía trước sẽ tỉnh ngộ, trải qua năm tháng tích lũy sẽ đâm chồi nảy lộc. Bất kể thành công nào cũng đều phải tích lũy qua năm tháng lâu dài. Ngay trong công tác bình thường cũng phải nỗ lực làm việc và mỗi ngày đền cần không ngừng đề cao.
7. Thọ mệnh có trường độ
Chúng ta không thể lựa chọn số phận cho mình bởi mỗi người khi sinh ra đường đời đều đã được định sẵn. Tuy nhiên chúng ta có thể tự chọn phương thức sống cho sinh mệnh của mình. Làm người nên lựa chọn khoan dung đức độ. Cần có một chút đạm bạc thanh tao, dù là gió mát hay mưa phùn cũng đều ẩn chứa bên trong là sự tao nhã. Làm việc nên có chút thong dong, luôn giữ sự tự do tự tại cởi mở mà thoải mái.
Sống ở đời không lao tâm khổ tứ, cũng không gian manh dối trá để từ đó cảm thụ sự mộc mạc của năm tháng trong cuộc đời. Có thể thực hiện các phương pháp dưỡng sinh và nhất là thản nhiên hờ hững trước hơn thua được mất. Như thế bạn sẽ có một cuộc sống có “trường độ” đúng nghĩa, không chỉ dài về số năm mà còn sống đủ sâu, đủ ý nghĩa nữa.
Chữ thứ hai: “Cấp”
Cấp nghĩa là cho đi mà không hề tiếc nuối.
1. Cấp cho một tràng vỗ tay
Có một số người cả đời đều chưa từng vỗ tay khen ngợi người khác. Ai cũng cần được người khác khích lệ, động viên. Một tràng vỗ tay không chỉ biểu thị sự đồng tình mà còn là sự chia sẻ, gần gũi, xích lại gần nhau.
Người không biết vỗ tay là bởi cuộc sống quá hạn hẹp. Bạn hãy nhớ rằng một lời khen giá trị ngàn vàng bởi nó có thể mang đến sự tự tin và sức mạnh vô cùng lớn lao cho người khác. Hãy cho người khác một tiếng vỗ tay và bạn sẽ nhận ra rằng mình lại có được rất nhiều vậy.
2. Cấp cho thể diện
Không nể mặt là sự vô lễ nhất trong đối nhân xử thế. Dù ở bất kể hoàn cảnh nào cũng nên giữ thể diện cho người khác. Dù bạn có hiểu rõ chuyện đến mấy, nếu đó không phải là chuyện có lợi thì đừng nên nói thẳng ra, hãy lựa lời mà nói để lại đường lui cho người ta.
Có làm tổn thương người khác như thế nào cũng đừng làm tổn thương tới thể diện của họ. Đừng bao giờ vạch trần tật xấu của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường, đôi khi đó là việc đẩy người khác đi đến đường cùng.
3. Cấp cho sự tin tưởng
Người có bản tính đa nghi khó có thể tìm được người bạn chân thành. Được người khác tin tưởng là một loại hạnh phúc. Một người càng có nhiều sự tín nhiệm thì sẽ càng có nhiều cơ hội thành công.
4. Cấp cho lễ tiết
Người có “lễ” có thể đi khắp thiên hạ. Chỉ người nho nhã lễ độ mới có sức hấp dẫn và người càng hiểu nhiều lễ nghĩa mới khó bị người khác trách mắng.
5. Cấp cho khiêm nhường
Người khoe khoang thích thể hiện tài năng dễ gây thù chuốc oán ở khắp nơi. Hãy buông bỏ sự kiêu căng ngạo mạn và cái tôi trong bạn. Đừng bàn luận những điều bạn thấy đắc ý trước mặt những người từng mất đi những điều đó. Làm người đừng nên khoe khoang, kiêu ngạo cũng đừng nên đắc ý tự mãn. Hãy luôn hành xử khiêm nhường đúng mực.
6. Cấp cho sự thấu hiểu
Con người ai cũng mong được người khác thấu hiểu và thừa nhận. Hiểu cho người khác chính là cho họ được lợi. Muốn hiểu cho người khác thì trước tiên phải đặt bản thân vào vị trí của họ và bắt đầu nghĩ cho họ.
7. Cấp cho tôn trọng
Luôn đặt tự trọng của người khác ở vị trí cao nhất. Cố gắng để người khác cảm nhận được sự tôn nghiêm bạn dành cho họ. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Hãy thật lòng tôn trọng họ.
8. Cấp cho giúp đỡ
Vào những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời không ai là không hy vọng có người giúp đỡ mình. Ai biết “vì người” sẽ luôn là người chiến thắng. Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc nghi trong lòng. Tuy vậy, khi giúp đỡ người khác cũng hãy khiến đối phương vui vẻ tiếp nhận mà không có cảm giác giống như mình đang được bố thí.
9. Cấp cho thành tín
Không giữ chữ tín khó mà tồn tại, người gian xảo tất sẽ không có bạn bè chân thành. Người xưa có câu: “Giữ chữ tín có thể đi khắp thiên hạ”. Làm người hãy luôn lấy thành tín làm gốc và luôn coi trọng lời hứa. Hãy sử dụng sự thành tín để thu phục lòng người. Nếu làm được như vậy thành công sẽ lần lượt tới gõ cửa nhà bạn. Một khi đánh mất sự thành tín thì trăm chuyện đều không thể thành.
10. Cấp cho khiêm tốn
Hãy để cho người khác thể hiện bản thân và cho họ cảm nhận rằng mình cao hơn người khác một bậc. Làm người nên kín đáo và khiêm tốn một chút. Khiêm tốn thì mọi sự mới có thể thành công còn ngược lại nếu tự mãn thì mười chuyện hết chín chuyện bất thành. Người biết khiêm tốn học hỏi người khác mới có thể gây dựng nghiệp lớn.
11. Cấp cho cảm ơn
Người không biết cảm ơn thì đừng hy vọng lần sau sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của người khác bởi cảm ơn chính là một cách ngợi ca cuộc đời. Hãy biết kịp thời cảm ơn đúng lúc để mọi người thân thiện với nhau hơn. Đặc biệt biết cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.
12. Cấp cho nụ cười
Không có ai có thể cự tuyệt một nụ cười chân thành mà người khác dành cho mình. Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa người với người. Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực sự là cao nhân. Người ta thường nói không ai đánh người đang cười.
13. Cấp cho khẩu đức
Làm người nên có lòng khoan dung độ lượng. Không nên nói thẳng hay phê bình thẳng lỗi sai của người khác hãy tìm cách gợi ý để tự họ hiểu ra lỗi của mình.. Chớ nói lời lạnh lùng làm thương tổn tới sự tự tôn của người khác. Hãy chú ý “tu khẩu” tránh những lời nói làm người khác tự ái. Nên lưu lại chút tình nghĩa giữa người với người để ngày sau còn có thể chào hỏi vui vẻ khi gặp mặt.
Theo Secret China
Bình Nhi biên dịch
Chữ thứ nhất: “Độ”
1. Tấm lòng phải độ lượng
Núi không tự nhận mình cao, nước cũng không bao giờ tự nhận mình sâu. Bất kể việc gì trong cuộc sống cũng không nên tính toán quá chi li bởi “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Đừng nên quá so đo được mất hơn thua của bản thân mà hãy bao dung độ lượng ngay cả với những người từng làm tổn thương mình.
Cổ nhân nói: “Độ lượng như là kho đựng vàng, độ lượng càng lớn thì phúc càng lớn. Trời bao dung vạn tượng, đất nâng đỡ vạn vật thế gian”.
2. Nói chuyện phải có mức độ
Có một số người nhìn nhận làm người phải chân thật cho nên trong nói chuyện phải thẳng thắn. Kỳ thực quan niệm đó là sai lầm. Chữ Chân (真) là chữ Trực (直) có thêm 2 chấm ở dưới. Chính là để nói rằng: Ngay cả nói ra những câu thật và thẳng nhất cũng cần phải giữ lại 2 chấm phía dưới. Ăn ngay nói thật là chân nhưng có gì nói hết lại là xuẩn ngốc.
Nếu có thể hiểu được người khác thì bạn là người có trí huệ, nhưng một khi hiểu rõ được chính mình, bạn mới trở thành người cao minh. Ấy là khi bạn hiểu được rằng làm gì cũng cần phải có mức độ, chừng mực, biết tự kiềm chế, không oán, không hỏi, không nhớ. Chỉ khi ấy bạn mới lĩnh hội được sự mạnh mẽ của sinh mệnh.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo xresistance.info)
3. Đọc sách có độ dày
Độ dày ở đây không chỉ là cuốn sách có bao nhiêu trang, mà còn là chất lượng, nội dung của nó. Nếu chợt phát hiện lâu lắm rồi mình không đọc sách, thì hãy biết rằng mình đang trượt xuống dốc.
Ở đây không phải nói rằng những điều trong sách phong phú như thế nào, mà muốn nhấn mạnh một điều rằng nếu còn duy trì đọc sách nghĩa là bạn vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận hiện thực vốn có. Đó cũng là khi bạn vẫn đang muốn theo đuổi và nỗ lực cố gắng để tìm về giá trị vốn có của mình. Cổ nhân có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra, bản chất đã là lương thiện.
4. Tầm nhìn có độ rộng
Chỉ khi đứng ở vị trí càng cao, ta mới có thể nhìn được càng xa. Chỉ khi suy nghĩ càng nhiều mới càng không thấy xa. Bất kể làm việc hay làm người đều nên học cách nhìn xa trông rộng, chớ nên chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tầm nhìn rộng rãi, khoáng đạt giúp chúng ta có thể tránh được rất nhiều rãnh sâu, hố hiểm trên đường đời.
Cuộc đời mỗi người đều đã được an bài từ khi sinh ra và đôi khi những oan ức mà bạn phải chịu đựng thực sự không phải điều ngẫu nhiên nào cả. Một người càng thành công thì sẽ càng phải gặp nhiều chuyện uất ức. Muốn khiến bản thân có được sự coi trọng và thực sự tỏa sáng thì nên học cách mở rộng tầm nhìn để có thể trở thành một người có trí tuệ và giàu lòng nhân ái.
5. Lý luận có độ sâu
Lý luận ở đây chính là để chỉ lời nói. Lời nói có chiều sâu mới có thể bênh vực lẽ phải và giữ vững chân lý. Nên hiểu một chút về “Đạo Đức Kinh”, “Binh pháp Tôn Tử”, “Kinh Dịch”, “Nam Hoa Kinh”… biết lẽ xuất xử, biết đạo nghĩa nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…
Học hỏi từ trí huệ của các bậc thánh hiền thời xưa sẽ càng khiến cho bạn có chiều sâu tâm hồn, tư tưởng hơn.
(Ảnh dẫn theo Dfagora)
6. Sự nghiệp có cao độ
Ai cũng hy vọng có được thành tựu trong cuộc đời, có thể vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Sinh mệnh người ta trong lúc đi về phía trước sẽ tỉnh ngộ, trải qua năm tháng tích lũy sẽ đâm chồi nảy lộc. Bất kể thành công nào cũng đều phải tích lũy qua năm tháng lâu dài. Ngay trong công tác bình thường cũng phải nỗ lực làm việc và mỗi ngày đền cần không ngừng đề cao.
7. Thọ mệnh có trường độ
Chúng ta không thể lựa chọn số phận cho mình bởi mỗi người khi sinh ra đường đời đều đã được định sẵn. Tuy nhiên chúng ta có thể tự chọn phương thức sống cho sinh mệnh của mình. Làm người nên lựa chọn khoan dung đức độ. Cần có một chút đạm bạc thanh tao, dù là gió mát hay mưa phùn cũng đều ẩn chứa bên trong là sự tao nhã. Làm việc nên có chút thong dong, luôn giữ sự tự do tự tại cởi mở mà thoải mái.
Sống ở đời không lao tâm khổ tứ, cũng không gian manh dối trá để từ đó cảm thụ sự mộc mạc của năm tháng trong cuộc đời. Có thể thực hiện các phương pháp dưỡng sinh và nhất là thản nhiên hờ hững trước hơn thua được mất. Như thế bạn sẽ có một cuộc sống có “trường độ” đúng nghĩa, không chỉ dài về số năm mà còn sống đủ sâu, đủ ý nghĩa nữa.
Thọ mệnh có trường độ. (Ảnh dẫn theo mmyanglao)
Chữ thứ hai: “Cấp”
Cấp nghĩa là cho đi mà không hề tiếc nuối.
1. Cấp cho một tràng vỗ tay
Có một số người cả đời đều chưa từng vỗ tay khen ngợi người khác. Ai cũng cần được người khác khích lệ, động viên. Một tràng vỗ tay không chỉ biểu thị sự đồng tình mà còn là sự chia sẻ, gần gũi, xích lại gần nhau.
Người không biết vỗ tay là bởi cuộc sống quá hạn hẹp. Bạn hãy nhớ rằng một lời khen giá trị ngàn vàng bởi nó có thể mang đến sự tự tin và sức mạnh vô cùng lớn lao cho người khác. Hãy cho người khác một tiếng vỗ tay và bạn sẽ nhận ra rằng mình lại có được rất nhiều vậy.
2. Cấp cho thể diện
Không nể mặt là sự vô lễ nhất trong đối nhân xử thế. Dù ở bất kể hoàn cảnh nào cũng nên giữ thể diện cho người khác. Dù bạn có hiểu rõ chuyện đến mấy, nếu đó không phải là chuyện có lợi thì đừng nên nói thẳng ra, hãy lựa lời mà nói để lại đường lui cho người ta.
Có làm tổn thương người khác như thế nào cũng đừng làm tổn thương tới thể diện của họ. Đừng bao giờ vạch trần tật xấu của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường, đôi khi đó là việc đẩy người khác đi đến đường cùng.
3. Cấp cho sự tin tưởng
Người có bản tính đa nghi khó có thể tìm được người bạn chân thành. Được người khác tin tưởng là một loại hạnh phúc. Một người càng có nhiều sự tín nhiệm thì sẽ càng có nhiều cơ hội thành công.
4. Cấp cho lễ tiết
Người có “lễ” có thể đi khắp thiên hạ. Chỉ người nho nhã lễ độ mới có sức hấp dẫn và người càng hiểu nhiều lễ nghĩa mới khó bị người khác trách mắng.
5. Cấp cho khiêm nhường
Người khoe khoang thích thể hiện tài năng dễ gây thù chuốc oán ở khắp nơi. Hãy buông bỏ sự kiêu căng ngạo mạn và cái tôi trong bạn. Đừng bàn luận những điều bạn thấy đắc ý trước mặt những người từng mất đi những điều đó. Làm người đừng nên khoe khoang, kiêu ngạo cũng đừng nên đắc ý tự mãn. Hãy luôn hành xử khiêm nhường đúng mực.
6. Cấp cho sự thấu hiểu
Con người ai cũng mong được người khác thấu hiểu và thừa nhận. Hiểu cho người khác chính là cho họ được lợi. Muốn hiểu cho người khác thì trước tiên phải đặt bản thân vào vị trí của họ và bắt đầu nghĩ cho họ.
7. Cấp cho tôn trọng
Luôn đặt tự trọng của người khác ở vị trí cao nhất. Cố gắng để người khác cảm nhận được sự tôn nghiêm bạn dành cho họ. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Hãy thật lòng tôn trọng họ.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo sohu.com)
8. Cấp cho giúp đỡ
Vào những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời không ai là không hy vọng có người giúp đỡ mình. Ai biết “vì người” sẽ luôn là người chiến thắng. Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc nghi trong lòng. Tuy vậy, khi giúp đỡ người khác cũng hãy khiến đối phương vui vẻ tiếp nhận mà không có cảm giác giống như mình đang được bố thí.
9. Cấp cho thành tín
Không giữ chữ tín khó mà tồn tại, người gian xảo tất sẽ không có bạn bè chân thành. Người xưa có câu: “Giữ chữ tín có thể đi khắp thiên hạ”. Làm người hãy luôn lấy thành tín làm gốc và luôn coi trọng lời hứa. Hãy sử dụng sự thành tín để thu phục lòng người. Nếu làm được như vậy thành công sẽ lần lượt tới gõ cửa nhà bạn. Một khi đánh mất sự thành tín thì trăm chuyện đều không thể thành.
10. Cấp cho khiêm tốn
Hãy để cho người khác thể hiện bản thân và cho họ cảm nhận rằng mình cao hơn người khác một bậc. Làm người nên kín đáo và khiêm tốn một chút. Khiêm tốn thì mọi sự mới có thể thành công còn ngược lại nếu tự mãn thì mười chuyện hết chín chuyện bất thành. Người biết khiêm tốn học hỏi người khác mới có thể gây dựng nghiệp lớn.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo podroze.onet.pl)
Người không biết cảm ơn thì đừng hy vọng lần sau sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của người khác bởi cảm ơn chính là một cách ngợi ca cuộc đời. Hãy biết kịp thời cảm ơn đúng lúc để mọi người thân thiện với nhau hơn. Đặc biệt biết cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.
12. Cấp cho nụ cười
Không có ai có thể cự tuyệt một nụ cười chân thành mà người khác dành cho mình. Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa người với người. Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực sự là cao nhân. Người ta thường nói không ai đánh người đang cười.
13. Cấp cho khẩu đức
Làm người nên có lòng khoan dung độ lượng. Không nên nói thẳng hay phê bình thẳng lỗi sai của người khác hãy tìm cách gợi ý để tự họ hiểu ra lỗi của mình.. Chớ nói lời lạnh lùng làm thương tổn tới sự tự tôn của người khác. Hãy chú ý “tu khẩu” tránh những lời nói làm người khác tự ái. Nên lưu lại chút tình nghĩa giữa người với người để ngày sau còn có thể chào hỏi vui vẻ khi gặp mặt.
Theo Secret China
Bình Nhi biên dịch
2222
Nhận xét
Đăng nhận xét