Nền tảng giáo dục gia đình là gia giáo, gia huấn

11111
Nền tảng giáo dục gia đình là gia giáo, gia huấn

Đức tính tốt đẹp nhân ái lễ nhượng đầu tiên được thể hiện ra cụ thể ở gia giáo. Mỗi thế hệ đều muốn đem kinh nghiệm thành công truyền thụ cho con cháu, hy vọng con hơn cha nhà có phúc, con cháu sẽ hơn mình, cuộc sống càng tốt đẹp hơn, cầu mong gia tộc hiển vinh, phú quý, trường tồn. Thế là các bậc phụ huynh trên cơ sở duyệt lịch cá nhân, tận tâm thu thập tri thức và cảm ngộ của tổ tiên các đời để lại, tổng kết giáo huấn kinh nghiệm thịnh suy thành bại.

Gia huấn là trí tuệ tổng kết ra từ kinh nghiệm nhân sinh, nó đưa luân lý đạo đức biến hóa thành lễ nghi, phép tắc của các hành vi trong đời sống hàng ngày, bồi dưỡng con người văn minh lại cao nhã, hàng trăm hàng ngàn năm nay đã có hiệu quả rõ rệt, cứ lặng lẽ quy phạm tập quán tư duy và hành vi, và cấu thành huyết mạch và giá trị truyền thống, và trở thành sức ngưng tụ được mọi người công nhận.

Từ đó có thể thấy, gia huấn không phải dùng để khoe khoang, khoa trương với người ngoài, gia huấn là bí kíp gia truyền, chỉ truyền thừa nội bộ gia tộc, đưa ra thực hiện.

Vì gia huấn là nói kinh nghiệm, do đó nó khác với các thư tịch thuyết giáo thông thường, đọc lên thân thiết mà thiết thực, dung hợp chuẩn mực hành vi xã hội và kinh nghiệm đối nhân xử thế của gia tộc, rất hiếm có lời phóng đại, tô vẽ. Trong đó có không ít tâm đắc riêng bí mật không để người ngoài biết, ngôn ngữ chất phác chân thật, ngụ ý sâu sắc, gửi gắm hy vọng thiết tha.

Chính vì như vậy, gia huấn đặc biệt coi trọng quy phạm hành vi hàng ngày, từng tý từng chút một. Ví dụ cả nhà ăn cơm, người lớn chưa đến, thậm chí người nhà chưa đến đủ, thì người đến trước cũng không được ăn trước; Người lớn chưa động đũa, trẻ con không dám gắp. Đằng sau những phép tắc này là muốn gây dựng quan niệm tôn ti trật tự, tôn trọng bề trên.


Dạy trẻ dầu tiên là cách ứng xử trong bàn ăn. (Ảnh: wukong.com)

Người Việt xưa coi trọng chữ “Hiếu”, hàm nghĩa chất phác nhất của nó là cư xử tốt với cha mẹ, ở nhà có hiếu thì ra ngoài mới yêu nghề, kính người. Bên cạnh đó còn là bồi dưỡng tinh thần hợp tác, phải hiểu quan tâm người khác. Cả nhà mượn cơ hội ăn cơm đoàn tụ gần gũi, đẹp biết bao. Nếu về trước ăn trước, người về sau chỉ còn cơm thừa canh cặn, thì sẽ có cảm giác gì?

Thời cổ đại, cuộc sống vật chất không phong phú như ngày nay, ăn cơm là lúc chia sẻ thành quả. Nhưng trước lợi ích, những tính xấu của con người cũng sẽ bất giác lộ ra. Hiện nay tuy vật chất đã phong phú rồi, nhưng một số tập tính vẫn còn lưu lại, ví dụ có người trên bàn ăn toàn chọn thức ăn, cầm đũa khều đi khều lại, hoàn toàn không để ý đến người khác.

Một số người rất có phong cách của giới trí thức, đến khi xung đột lợi ích, mới bộc lộ hết chân tướng. Chẳng trách có một thương nhân đã nói với tôi rằng, ông tuyệt đối không tuyển dụng người tự tư tự lợi, không có tinh thần đồng đội. Một lần ăn chung trông có vẻ đơn giản, trong đó lại chứa đựng nhiều đạo lý như thế này. Tu dưỡng phẩm hạnh của con người, luôn luôn bộc lộ ra vào những lúc không chú ý. Do đó “làm người” thực sự cần phải bắt đầu từ khi còn thơ bé.

Gia huấn của chúng ta đã trải qua kiểm nghiệm thực tiễn hàng nghìn hàng trăm năm, đã đào tạo ra các thế hệ người Việt. Gia huấn là trí tuệ đúc kết từ kinh nghiệm nhân sinh, nó đem đạo đức luân lý hóa thành phép tắc và lễ nghi cho các hành vi trong đời sống hàng ngày, dưỡng dục người văn minh lại cao nhã. Hàng trăm hàng nghìn năm nay hiệu quả rõ rệt, cứ lặng lẽ vô hình quy phạm thói quen tư duy và hành vi của chúng ta, và tạo dựng sức ngưng tụ huyết mạch, giá trị dân tộc mà các nhóm sắc tộc đều công nhận.
Người có tâm CHIA SẺ những điều tốt đẹp đến với mọi người, phước báu là không thể nghĩ bàn. Đừng chần chừ gì thêm, bấm chia sẻ ngay bài viết này đến với mọi người!


2222

Nhận xét