Chỉ cần gia đình không bị phá vỡ, văn hóa vẫn được truyền thừa

11111
Chỉ cần gia đình không bị phá vỡ, văn hóa vẫn được truyền thừa

Trong văn minh nhân loại, dân tộc Việt đã trải qua gió mưa bão táp mấy nghìn năm, truyền thừa liền mạch đến ngày nay. Xem lại lịch sử thế giới, bao nhiêu dân tộc hoặc quốc gia đã từng xưng bá một thời đều đã tan tành mây khói, chẳng thấy hình bóng đâu nữa. Tất cả các dân tộc truyền thừa đến tận ngày hôm nay, đều dựa vào trí huệ của văn hóa mà sống động không ngừng. Cạnh tranh sinh tồn, quy kết căn nguyên nguồn gốc vẫn là cạnh tranh văn hóa, dựa vào sự dẫn dắt của trí huệ.

Nền văn minh Việt kéo dài đến ngày nay không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, đã trải qua nhiều lần thay triều đổi đại. Thậm chí đặc biệt 1000 năm Bắc thuộc, dưới sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhưng văn hóa Việt vẫn luôn được truyền thừa, xứng danh là kỳ tích. Nguyên nhân của nó là gia đình tế bào của xã hội luôn được duy trì bền bỉ liên tục. Trong nội bộ gia tộc, mọi người tuân thủ truyền thống văn hóa, thông qua gia giáo gia huấn đã ngoan cường giữ gốc rễ của mình, đồng thời đời đời truyền thừa. Bất kể bên ngoài gió mưa biến ảo thế nào, trong ngực chúng ta vẫn là trái tim Việt đang đập, bởi vì:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Chỉ cần gia đình không bị phá vỡ, văn hóa của chúng ta vẫn được truyền thừa, mà gia giáo gia huấn đã đóng vai trò truyền thừa văn hóa Việt. Những năm hòa bình thì giảng về “Nhân nghĩa lễ trí tín”, “Thương người như thể thương thân”, khi ngoại xâm xâm chiếm thì giảng về “Tận trung báo quốc”. Một đời làm người, chính trực rộng mở, “ngửa mặt không hổ thẹn với Trời, cúi xuống không tủi hổ với đời”, gió mát trăng thanh, đứng hiên ngang trong trời đất:

“Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.


Những bước đi đầu tiên của cuộc đời, phải là những bước đi tự tin vững chắc, đó là phong thái tự tin. (Ảnh: dailysao.com)

Gia huấn là kết tinh của trí huệ thì cũng không nên đứng trên cao mà phán xét, áp đặt lạnh lùng nghiêm khắc, khiến người ta thấy sợ. Gây ra cảm giác sai này, là vì chúng ta không biết từ khi nào đã đọc sai chữ “Huấn”. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ “huấn” luôn luôn có tính cưỡng chế như giáo huấn. Chữ “Huấn” (訓) là từ gốc Hán gồm chữ “ngôn” (言 – lời nói) và chữ “xuyên” (川 – sông)? “Ngôn” tức là khuyên bảo, là kể chuyện, dẫn dắt mọi người đi đến con đường lớn (đại đạo), kết hợp với “Xuyên”, là chỉ dòng sông rộng lớn có thể tự do tự tại chảy.

Hiển nhiên thời cổ đại, chữ “huấn” không khiến người ta sợ hãi, mà là kể chuyện cho người ta nghe, dẫn dắt đến với điều tốt đẹp. Người nói ân cần, thiết tha, khiến người nghe tự nhiên theo thiện, cảm thấy ấm lòng. Gia huấn thông qua giảng thấu lý sự, tuần tự khéo dẫn dắt, khiến người ta từ nội tâm hướng tới, thông qua học tập, dốc sức thực hành. Kiến thức rộng rồi, thì con người sẽ càng khiêm hòa có lễ nghĩa, thiện đãi người, những quan hệ với người và sự vật, mâu thuẫn, chuyện không thuận lợi xưa, cũng sẽ trở lên hài hòa thuận lợi. Là đạo lý gì vậy? Bạn muốn thay đổi thế giới, đầu tiên phải thay đổi chính mình. Cuộc sống tốt đẹp, cũng bắt đầu từ đó. Vậy chúng ta hãy cùng học trí huệ của gia huấn xưa.
Người có tâm CHIA SẺ những điều tốt đẹp đến với mọi người, phước báu là không thể nghĩ bàn. Đừng chần chừ gì thêm, bấm chia sẻ ngay bài viết này đến với mọi người!


2222

Nhận xét