Âm đức là gì?

11111
Mọi người thường nói “tích âm đức”. Vì sao lại nói như vậy, rốt cuộc câu này có ý nghĩa gì? Việc tích âm đức chắc hẳn ai nấy đều làm. Nhưng vì sao lại có sự phân biệt giữa việc tích âm đức và tích dương đức?

Hành thiện đều là tích đức. Nếu nói rõ thì thiện có thật có giả, có ngọn có ngành, có âm có dương, có đúng có sai, có lệch có chính, có vơi có đầy, có lớn có nhỏ, có khó có dễ, đều cần phân biệt rạch ròi. Hành thiện mà không cần xét đến tận cùng của lý lẽ thì tự cho mình là kiên trì. Nào có biết là đang sai trái, gây tội lỗi uổng phí tâm sức, là vô ích vậy.


Thế nào gọi là âm dương? Phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là dương thiện. Hành thiện mà người khác không biết đến gọi là âm đức.

Âm đức sẽ được Trời báo, dương thiện được hưởng tiếng thơm trên đời. Danh cũng là phúc. Người có danh tạo vật thường kỵ. Hưởng tiếng thơm ở đời mà người không xứng với danh thì sẽ có họa hại. Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ 3 là phong thủy, thứ 4 là tích âm đức, thứ 5 là đọc sách.

Âm đức tức là người khác không biết, việc thiện làm không phải vì bản thân, tức là bạn làm việc thiện mà người khác không hay biết thì gọi là âm đức. Như vậy phúc báo lại càng lớn hơn. Cũng có người nói rằng: Âm đức là chỉ những việc tốt đã làm ở dương gian mà lại được ghi công tại âm gian, là những việc tốt được làm một cách âm thầm, lặng lẽ.

Tục ngữ có câu rằng: “Con người hành thiện thì Trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Hành thiện chính là chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn.


Con người hành thiện thì Trời đất đều biết, ắt có phúc báo, hành thiện chính là chỉ âm đức. (Ảnh: tinhhoa.net)

Âm đức trong dân gian còn gọi là “âm chất” (lặng lẽ an định lòng dân). Trong cuốn sách khuyến thiện “Văn xướng đế quân âm chất văn” nói rằng: Dẫu chúng ta làm việc tốt hay việc xấu thì đều có báo ứng với bản thân và người nhà mình, chính là “gần thì ứng với thân, xa ứng với con cháu”.

“Kinh dịch” cũng nói với chúng ta rằng “Nhà tích thiện ắt dư dả, nhà tích bất thiện ắt lắm tai ương”, “Thiện không tích, chẳng đủ thành danh, Ác không tích, chẳng đủ diệt thân.” Điều này cũng minh chứng cho nguyên lý “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Làm nhiều việc tốt mà không cầu danh cầu tiếng tăm mới gọi là âm đức.

Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói rằng: “Cổ nhân nói lời thiện, nhìn việc thiện, làm điều thiện. Mỗi ngày đều làm 3 việc thiện này thì trong ba năm Trời ắt giáng phúc. Kẻ ác nói lời ác, nhìn việc ác, làm điều ác. Một ngày đều làm 3 điều ác này, thì trong 3 năm Trời ắt giáng họa” chính là đạo lý này. Thiết nghĩ làm việc tốt ắt sẽ kết giao được nhiều bạn tốt hơn. Kẻ hành ác lại đang gieo mầm oan gia trái chủ. “Người đắc đạo được nhiều người tương trợ, kẻ vô đạo chẳng mấy người giúp đỡ”. Nhiều bạn chính là phúc!

Do vậy, Điều quan trọng nhất khi tu thiện là xuất phát từ sự chân thành, không cầu báo đáp. Đây mới gọi là chân thiện.
Người có tâm CHIA SẺ những điều tốt đẹp đến với mọi người, phước báu là không thể nghĩ bàn. Đừng chần chừ gì thêm, bấm chia sẻ ngay bài viết này đến với mọi người!


2222

Nhận xét