11111
Anh là một thần tượng trong xã hội thời mở cửa, ngày càng sùng bái kim tiền, chạy theo sự mê hoặc của đồng tiền, chỉ vì lợi ích cá nhân mà coi tiền như mục tiêu phấn đấu của đời người.
Nhưng tiền không phải là tất cả. Đến khi con trai duy nhất của anh bị ung thư, mong manh giữa sự sống và cái chết, anh mới nhận ra mục đích chân chính của đời người là gì… Nếu biết trân trọng, phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp, mỗi chúng ta sẽ trở thành người tốt và xứng đáng được hưởng phúc báo.
Phần 1: Từ chàng trai nông thôn thuần phác đến triệu phú đô la Hà thành
Đời người như một vở kịch, diễn theo kịch bản đã được an bài từ trước. Với Lợi, màn kịch mở đầu rất suôn sẻ: Từ một chàng thanh niên nông thôn thuần phác, chăm chỉ lao động, anh đã trở thành triệu phú đô la một cách thuận buồm xuôi gió. Nhưng càng giàu lên về tiền thì trái tim anh lại càng nghèo đi, chai sạn, vô cảm; từ chỗ anh chủ động kiếm tiền, đến chỗ anh bị tiền dẫn động mà mù quáng chạy theo, đánh mất dần lương tâm tốt đẹp.
Người lao động chăm chỉ cần cù
Những năm 90, trào lưu đi lao động nước ngoài ở Nga và Đông Âu rất phổ biến, tiêu chuẩn xét duyệt cũng khá cao, phải học lực khá, phải biết ngoại ngữ. Đi lao động về là có vốn liếng để khởi nghiệp, cũng tính là đi Tây, được coi trọng chẳng kém gì cử nhân đại học. Bảy năm lao động trong ngành xây dựng ở Nga rất vất vả cực nhọc, nhưng anh thu hoạch được nhiều kinh nghiệm sống, và học hỏi được cách thức làm ăn văn minh trong thời kỳ đầu chuyển sang tư bản ở Nga. Anh vốn là cậu trò nghèo nông thôn, hiền lành, ngoan ngoãn, do có phần thông minh, nhanh nhẹn, lại giỏi tiếng Nga nên gần như làm phiên dịch cho cả đội. Anh giúp đỡ mọi người trong các việc cần phải giao dịch bằng tiếng Nga, cuối tuần làm hướng dẫn viên du lịch tự nguyện đưa mọi người đi khám phá Moskva, Saint Petersburg, đi xếp hàng mua bàn là, nồi áp suất, chậu nhôm. Anh cũng biết uống rượu, hay mời bạn Nga uống rượu Lúa Mới, nên họ quý và hay giao lưu, truyền cho anh những kinh nghiệm làm ăn sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Nhờ chăm chỉ lao động, lại chịu làm thêm giờ nên thu nhập của anh tăng lên, có tiền anh mua hàng gửi về nhà. Bố anh bán hàng, xoay xở nợ nần xong thì mua đô tích cóp cho anh, nên khi về nước anh có số vốn hai trăm tờ. Nói theo thời ấy thì là có 20 ngàn đô, là số vốn không nhỏ, vì xe máy Dream Thái tương đương với một ngôi nhà di động chỉ có 16 tờ.
Về nước với vốn liếng và tri thức thu hoạch được, anh chọn mua mảnh vườn hơn trăm mét trong một ngõ rộng xe tải đi được ở trên Bưởi, chỉ cách Hồ Gươm vài cây số, vị trí đắc địa chờ đường Nghĩa Đô mở là gần ra mặt đường. Anh nhờ vài người bạn quê cùng mình tự xây căn nhà nhỏ để ở và xây một gian hàng mặt ngõ để bán vật liệu xây dựng.
Lúc ấy ngành xây dựng cũng bắt đầu phát triển, anh lại là người đầu tiên mở cửa hàng vật liệu xây dựng trong khu vực. Anh làm bài bản, thành lập công ty, có tư cách pháp nhân, có hóa đơn đỏ, có kế toán sổ sách hợp lệ, có kho hàng lớn, có xe tải chở hàng đến tận chân công trình. Anh đã nung nấu ý chí làm cửa hàng từ khi còn ở Nga, mặt hàng xây dựng của anh đủ chủng loại phù hợp với yêu cầu thị trường, giá bán rẻ. Vì có sẵn vốn nên anh nhập hàng gốc từ nhà máy theo lô lớn, giá nhập vào được chiết khấu nhiều, cộng với chính sách khuyến mại, thu hút các nhà thầu xây dựng, sẵn sàng cho nợ khi xong công trình mới thu tiền. Cửa hàng lại sẵn sàng đổi trả hàng kém chất lượng, sai quy cách, sẵn sàng nhận lại vật liệu mua thừa không dùng hết. Lúc ấy ở Hà Nội chưa ai làm thế, đây là mô hình anh học từ Nga, do người bạn Ivan hiền lành là chủ công ty vật liệu xây dựng ở Nga dạy cho.
Anh luôn tươi cười, thể hiện tình người thân thiện như lúc còn làm công nhân và rất phóng khoáng. Khách mua trả tiền xong bao giờ anh cũng thối lại vài đồng gọi là tiền uống nước, những người già đến mua anh bán rẻ hơn, cũng trả tiền xong nhận được tiền thối gọi là cảm ơn thì các cụ xúc động lắm, vì thế khách hàng quý anh, đã mua một lần là thành khách mãi mãi, tiếng lành đồn xa.
Thế là từ thợ, với 200 tờ đô và tư duy kiếm tiền ngoại nhập anh đã thành ông chủ mà nhiều người mơ ước. Chủ cửa hàng trẻ khỏe đẹp trai, khuôn mặt thân thiện, niềm nở, lại ở Nga về, phong cách đậm chất Tây, ăn mặc đẹp, toàn mặc áo kẻ ca-rô quần bó tuýp mốt lúc ấy, mái tóc uốn bồng bềnh, thoang thoảng mùi nước hoa ngoại. Đồng thời anh rất yêu lao động, nên mặc đẹp thế mà sẵn sàng lái xe tải giao hàng, khi cần anh sẵn sàng bê vác hàng làm nhiều người cứ khen nức nở.
Dần dần thành người khôn khéo, sùng bái kim tiền
Chỉ một năm sau, cửa hàng của anh đã thành địa chỉ tin cậy của nhiều công ty xây dựng và các chủ thầu xây dựng. Vốn của anh tăng lên cùng với uy tín và các mối quan hệ quen biết với các đại gia ở Hà Nội, qua đó may mắn có người giới thiệu anh nhận thầu một bãi cát lớn ở sông Hồng. Anh thấy ngay cơ hội làm ăn lớn, dốc lực đầu tư toàn bộ cho kinh doanh bãi cát. Anh biết kinh doanh bãi cát lãi rất lớn, lúc ấy chưa phải nộp thuế tài nguyên, thuế môi trường, cứ xúc lên là bán, cũng chưa có “cát tặc”, nên một mình anh chiếm lĩnh thị trường Hà Nội.
Từ kinh nghiệm học được ở Nga anh tiến hành đầu tư các mối quan hệ với giới kinh doanh, thông qua mấy người bạn cùng quê làm thợ điện và lái xe của các sếp đại gia xây dựng – mà anh thường trân trọng gọi là “bác” – anh đã dần dà thành người nhà của vài bác đại gia xây dựng, qua đó nhận được việc rất cỏn con là đổ cát san nền cho các công trình lớn.
Con đường trở thành người nhà của các bác đại gia cũng tự nhiên đơn giản. Có lần bạn đồng hương làm lái xe khoe với anh rằng có bác mới khánh thành nhà đẹp lắm, mọi người đều có quà đáng giá tặng tân gia, còn bạn anh thì chưa nghĩ ra gì. Anh cùng bạn đến thăm nhà mới của bác, ra mắt với chai rượu Tây đắt tiền cùng cây thuốc lá 555. Quả thật nhà rất đẹp, trang trí đủ loại nội thất giá trị, may là còn trống một bức tường chính giữa phòng khách, anh xin bác cho anh tặng một bức tranh treo vào đó.
Vốn dĩ anh có tâm hồn thiện lương thích cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, lại hay giao du với những người bạn Nga đam mê tranh, anh dần trở thành người say mê tranh sơn dầu phong cảnh của Nga vẽ theo phong cách Levitan. Anh mua rất nhiều ở chợ tranh bên bờ Sông Moskva thủ đô Nga, tranh rất đẹp do các tác giả đương thời tâm huyết trăn trở gửi gắm niềm tin vào đổi mới bừng sáng của nước Nga trên từng nét vẽ, vậy nhưng giá rẻ bèo chỉ bằng cái bàn là hay cái chậu nhôm một bức. Anh mang về nhưng nhà anh nhỏ, xấu nên anh cất đi, giờ mới có dịp biểu diễn.
Anh thuê đóng khung đẹp và mang đến một bức tranh về rừng bạch dương mùa thu vàng, nổi bật trên nền sông nước thơ mộng là nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tỏa ánh sáng vàng như hào quang thần thánh chiếu rọi cả căn phòng, đẹp mê hồn. Tranh treo lên làm ngôi nhà sáng rực rỡ, nguy nga, văn hóa thanh lịch hẳn lên, lại hợp phong thủy mệnh bác. Khỏi phải nói, vợ của bác là người có chút văn hóa nghệ thuật, dân Tây học về nên thẫn thờ, sung sướng vỡ òa, bỏ qua lễ nghi ôm chầm lấy anh mà nói, em đúng là con người văn hóa, quý báu làm sao. Còn bác nắm tay anh thật chặt, họ thành người nhà rất tự nhiên như thế. Rồi qua những dịp sinh nhật, lễ Tết, anh lại có những món quà rất văn hóa, rất giá trị, dần dà anh như người không thể thiếu trong nhà. Qua bác, anh lại được bước vào những ngôi nhà sang trọng khác, thành người nhà của họ. Các bác là người có tiếng nói quan trọng giúp anh nhận được các công trình, dự án lớn.
Nhận được công trình rồi, anh đấu thầu thuê chính các công ty san nền vận chuyển cát từ bãi của anh đổ vào công trình, bán với giá đầu vào của dự án, hai bên A-B và đơn vị giám sát thỏa thuận nghiệm thu khối lượng. Mà tính khối lượng cát đổ nền thì cũng khó như đếm cá con, nên sai lệch vài phần trăm khối lượng là do lỗi kỹ thuật. Đất ruộng ở nền đường cũ xúc bỏ đi thì anh bán để san nền cho công trình khác, xe vận chuyển cát đến thì kết hợp chở đất đi, lợi đôi đường. Tiền lãi của một dự án trước đây các công ty xây dựng san nền nuôi hàng nghìn người lao động thì nay anh làm tất, thu cả và chia phần lại cho những người liên quan rất rõ ràng sòng phẳng theo công thức từ Tây, thế nên ai cũng muốn hợp tác với anh. Vụ làm ăn đầu tiên là đổ cát làm nền đường cho 30 km đường quốc lộ mới. Giá thành làm đường ở ta khá là cao nên chỉ sau một dự án này anh đã bỏ túi cả triệu đô, sau đó anh lại liên tiếp nhận được các dự án lớn khác, con đường trở thành triệu đô trong thời mở cửa của anh rất đơn giản vậy.
Có thể nói bắt đầu từ đây con đường thăng tiến trong sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, rộng mở thênh thang, đại lợi mọi mặt – tên anh là “Lợi” đúng là linh ứng thật! Đã nhiều đại gia biết đến anh, khi cần vốn họ có thể vay anh dễ dàng với lãi suất thấp và thủ tục thoáng hơn ngân hàng rất nhiều. Anh cho vay chủ yếu để ngầm khoe giàu tiền mặt, để tạo lòng tin với đại gia, để kết thân với các thế lực trên thị trường.
Những năm 2000, nghề xây dựng lại được hỗ trợ bởi những cơn sốt đất tạo điều kiện cho nhiều người không có chuyên môn, không học hành bài bản, không cần có tài năng gì, thậm chí vốn đầu tư ban đầu rất ít cũng có thể trở thành đại gia giàu có. Thời ấy, giàu lên từ xây dựng và buôn bất động sản là chính, nhiều hơn số đại gia đi lên từ sản xuất.
Anh là một trong số ấy. Người ta cứ có nhiều tiền là thành đại gia. Anh mải miết kiếm tiền, cứ chỗ nào có công trình là làm, khi có nhiều tiền rồi thì chuyển sang kinh doanh dự án bất động sản, làm khu công nghiệp. Dự án bất động sản là chỉ cần vẽ ra vào vùng đã quy hoạch, được cấp phép rồi thì thu hồi đất nông nghiệp giá rất thấp, xây dựng chút cơ sở hạ tầng rồi bán ra đất nền giá cao, hoặc làm khu chung cư, xây thô bán, thu lời không thể tưởng tượng được. Rất nhiều đại gia thành công cũng chính là nhờ con đường này.
Còn xây dựng khu công nghiệp thì lãi khủng hơn nhiều, tỉnh nào cũng trải thảm đỏ thu hút đầu tư nước ngoài nên ủng hộ anh mở khu công nghiệp. Mỗi dự án cấp cho anh hàng nghìn héc-ta đất với giá rẻ bèo chỉ vài chục triệu một sào, thời hạn 50 năm, lại được miễn giảm thuế những năm đầu. Để “trải thảm đỏ” thì ngân sách địa phương còn ưu tiên làm đường giao thông, đường điện, đường nước cấp đến chân dự án, anh chỉ bỏ chút tiền đầu tư hạ tầng trong hàng rào dự án rồi chia lô cho doanh nghiệp thuê với giá tính bằng tiền đô cho mỗi mét vuông một năm.
Do nắm bắt đúng thời cơ, có giúp đỡ thân tình của các bác, dám quyết dám làm theo kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, dùng tiền và quyền để lấn lướt giải quyết mọi vấn đề, nên với anh mọi việc đều dễ dàng. Anh tự hào nói với bạn bè, mỗi bước chân tôi đi đều có thể nhặt được vàng. Đến lúc ấy anh vẫn khen rằng “lý thuyết trọng tiền” của phương Tây đưa ra tài thế. Thực ra anh nhầm, đấy là một lý thuyết kinh tế không phải như nghĩa đen mà anh nghe thấy. Thời kỳ này anh cũng như không ít người, cho rằng có tiền là có tất cả, mục tiêu của đời người là để kiếm tiền.
Xã hội thời kỳ ấy cũng cổ xúy cho việc làm giàu, báo chí truyền thông tuyên dương rầm rộ về việc làm giàu, rồi đưa bài chỉ trích vì nghèo mà vợ bỏ chồng, con bỏ cha, chỉ vì nghèo mà dẫn đến nhiều thói hư tật xấu, vì nghèo mà sinh viên đi bán thân để tự trang trải học phí… Phim ảnh thơ văn hội họa đều cổ xúy về tiền, ca ngợi kim tiền, ca ngợi các tư tưởng say mê tiền nên cũng làm cho mọi người nhầm lẫn.
Anh nghĩ ai mà chả vì tiền thích tiền nhỉ! Các đại gia luôn hết lòng với anh vì họ biết giúp anh họ sẽ được nhiều tiền. Anh đang vận đỏ, đến nhà bác nào thì cứ như Thần Tài mang tiền đến nhà ấy vậy. Vợ các bác quý anh như vàng vì thường xuyên nhận được những lọ nước hoa Pháp xịn, những túi xách hàng hiệu, những đôi giày mốt nhất. Các bạn nhậu hàng ngày cũng vì mong được anh giúp đỡ chỉ dẫn mách mối làm ăn, cho vay tiền, tạo cho mối khách hàng. Ngày lễ Tết anh về thăm quê, đến nhà họ hàng, hàng xóm, biếu tiền mọi người, từ già đến trẻ ai cũng vui vẻ nhận, họ nói anh là người tốt quý hóa, giàu mà không quên mọi người.
Nếu lúc ấy các vị Thần Phật nhìn tư tưởng của anh thì thật khiếp sợ vì sẽ thấy trong đó chỉ toàn tiền là tiền, mọi tâm trí chỉ dành cho tiền; mọi suy nghĩ, hành động xét thật sâu xa thì cũng chỉ vì tiền; làm từ thiện cũng chỉ để đánh bóng bản thân vì tiền. Trong tâm anh, mặc dù xuất thân là một người tốt, lương thiện, nhưng đã bị ma lực của đồng tiền dẫn động, nó che mờ hết nhân tâm, tình người, tình yêu, tình thương. Ma lực đồng tiền thực sự đã làm anh thay đổi quá nhiều so với lúc anh ở Nga về, thậm chí có lúc anh không biết mình là ai, cũng may mà anh chưa thành kẻ xấu ác.
Anh càng có nhiều tiền thì bố anh lại càng tỏ ra buồn bã. Ông nói lẽ Trời được thì phải mất, Trời không cho ai tất cả mọi thứ bao giờ, con cần nhiều tiền thế làm gì? Hãy tỉnh táo mà dừng lại, nếu không thì dễ bị quả báo không hay. Tên “Lợi” với nghĩa là thông minh, lanh lợi, chứ không phải là nghĩa lợi về tiền bạc đâu. Từ lúc con thành giàu đến giờ bố không dùng những đồng tiền bất chính của con, bố chỉ cần có đứa cháu để nối dõi và vui cửa vui nhà thôi.
Anh càng mải miết kiếm tiền, các công trình lại càng nối đuôi nhau không dứt. Thời gian thoi đưa anh đã bốn mươi tuổi, nghe lời bố, cái đầu anh tạm dừng kiếm tiền để lo chuyện gia đình. Lấy vợ khi đã thành danh tỷ phú đô nức tiếng, hai nhà môn đăng hậu đối, cô dâu rất xinh đẹp, nhà gia thế, đám cưới tổ chức linh đình, ăn uống triền miên mấy ngày cả ở Hà Nội, cả ở quê, tiền mừng cưới cũng đủ cho những người khác ngỡ ngàng, thói đời nước chảy chỗ trũng mà. Vợ chồng anh hợp nhau ở điểm cùng thích tiền, máu kiếm tiền và thích du lịch. Thế là cùng sở thích, họ hạnh phúc, chờ đợi, nhưng phải 5 năm sau thì đứa con trai hiếm muộn mới ra đời. Cậu bé được đặt tên Thái Sơn là hoàng tử trong đất nước có ba thần dân của anh, với hàng trăm người lao động của anh luôn đón chào đến mức ghen tị.
Hoàng tử Thái Sơn của anh lớn lên trong nhung lụa, về vật chất không thiếu thốn thứ gì, muốn gì được nấy. Chỉ thiếu hái sao trên trời và nó đòi mẹ cho nó cô Tiên là không được thôi, nhưng về tinh thần thì cậu như sống một mình trên hoang đảo. Thằng bé lớn lên, hình thành nhân cách đạo đức, văn hóa là chủ yếu do bác giúp việc chăm sóc, vì thật sự là bố mẹ quá nhiều việc, vẫn mải miết kiếm tiền, mỗi tuần chỉ dành thời gian cho con vài buổi. Cũng may bác giúp việc là một người nhân cách tốt, hiền lành, thật thà tốt bụng nên cũng giáo dục tốt cho con anh.
Một thời đèn đỏ, rượu xanh trượt dài
Công việc của anh rất bận rộn, luôn kín lịch không còn thời gian dành cho bản thân và vợ con. Từ việc quản trị công ty, tìm nguồn vốn để nuôi những dự án đang làm, cho đến tìm dự án mới, tìm kiếm khách hàng đối tác… Nhưng quan trọng nhất là việc ngoại giao, chiếm rất nhiều thời gian, mà anh phải tự làm vì nó liên quan đến nhiều người có máu mặt, nên cũng không thể để thư ký làm thay được. Việc ngoại giao của anh là dàn xếp để người nọ gặp người kia, để khách hàng đến nhà các bác dự tiệc tùng, chơi bài; dàn xếp để các bác đi đánh golf bàn công chuyện; quyên góp tiền để vợ các bác đưa đi xây chùa ở Myanmar, tổ chức các tour du lịch nước ngoài cho vợ bác… Nói chung là không kể hết được, toàn là việc trọng đại.
Chỉ một việc nhỏ như tổ chức buổi tiệc tùng ở nhà riêng của một bác nào đó mà anh phải tự lựa chọn món ăn rồi đặt mua nguyên liệu sạch từ Thái Lan, lựa chọn người nấu từ các khách sạn xịn, lựa chọn danh sách mời theo chủ đề của buổi gặp. Rồi tự anh đi mời, lựa chọn một đội hát có giọng hát hay có ngoại hình xinh đẹp, thường là hát quan họ Bắc Ninh, rượu ngoại xịn loại xách tay, thuốc lá xì gà Lahabana xách tay, còn chuẩn bị nhiều bộ bài tú lơ khơ để giải trí… Với những người muốn chia sẻ kinh phí bữa tiệc hoặc người mới gia nhập, hoặc người mới trúng quả lớn có ý biếu bác, thì cứ đánh bài thua hết một ca táp tiền rồi về thì mọi người đều vui vẻ, thân tình.
Anh cũng thường tổ chức tour du lịch để các đại gia trong nhóm đi đánh golf ở các sân golf đẳng cấp tại Đà Lạt, Đà Nẵng, Phú Quốc… hoặc đi giải trí chơi bài ở Hồng Kông, Ma Cao, Phù Kẹt… Để thể hiện khác người, anh thường mời một đội chân dài người Nga xinh đẹp, là những người mẫu quảng cáo rượu Nga ở Hà Nội đi cùng để rót rượu phục vụ. Các cô uống tốt, khéo chiều lại không biết tiếng Việt nên mọi người thoải mái vừa vui chơi, vừa bàn công việc mà không lo bị lộ bí mật chuyện làm ăn.
Anh cũng mất rất nhiều thời gian vào các buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm với các đối tác làm ăn. Thời ấy sao mà có nhiều nhà hàng đẳng cấp đến thế, có thể phục vụ khách theo mọi yêu cầu từ A đến Z. Ở Sài Gòn còn có nhà hàng Nhất Dạ Đế Vương, rồi còn bia ôm, Karaoke ôm… Ăn chơi đến nỗi khách Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… sang ta cũng thấy choáng ngợp. Anh uống rượu giỏi, được mệnh danh là cây rượu số một trong xóm bất động sản Bưởi. Anh tự hào vì không thua kém ai, họ uống như thể rượu là nguồn sống, họ cổ xúy tôn vinh các thần uống rượu, họ kích bác chê người uống ít là “nam vô tửu như cờ vô phong”. Rồi thì các loại rượu bổ dương được cổ xúy săn lùng, các món ăn tráng dương làm cho người ta cường tráng lên, rồi làm ra không biết bao nhiêu chuyện bỉ ổi xấu xa.
Còn nói về bia ôm thì anh cũng là thần luôn, ôm từ các cô gái Nga đến các ca sĩ, diễn viên, sinh viên… Anh không phải là người say mê nữ sắc, vì tâm trí dành hết cho yêu tiền rồi, nhưng vì ngoại giao anh phải chiều khách thôi, mà phải thể hiện mình giỏi, sành điệu mới oai cơ… Không biết anh và nhóm bạn đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao gia đình, làm hư hỏng không biết bao nhiêu sinh viên nghèo vượt khó, bởi vì chính họ là người tạo ra “nhu cầu”, nên những sinh viên kia phải “cung” để có tiền.
(Còn nữa)
Nắng Mới
Nhưng tiền không phải là tất cả. Đến khi con trai duy nhất của anh bị ung thư, mong manh giữa sự sống và cái chết, anh mới nhận ra mục đích chân chính của đời người là gì… Nếu biết trân trọng, phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp, mỗi chúng ta sẽ trở thành người tốt và xứng đáng được hưởng phúc báo.
Phần 1: Từ chàng trai nông thôn thuần phác đến triệu phú đô la Hà thành
Đời người như một vở kịch, diễn theo kịch bản đã được an bài từ trước. Với Lợi, màn kịch mở đầu rất suôn sẻ: Từ một chàng thanh niên nông thôn thuần phác, chăm chỉ lao động, anh đã trở thành triệu phú đô la một cách thuận buồm xuôi gió. Nhưng càng giàu lên về tiền thì trái tim anh lại càng nghèo đi, chai sạn, vô cảm; từ chỗ anh chủ động kiếm tiền, đến chỗ anh bị tiền dẫn động mà mù quáng chạy theo, đánh mất dần lương tâm tốt đẹp.
Người lao động chăm chỉ cần cù
Những năm 90, trào lưu đi lao động nước ngoài ở Nga và Đông Âu rất phổ biến, tiêu chuẩn xét duyệt cũng khá cao, phải học lực khá, phải biết ngoại ngữ. Đi lao động về là có vốn liếng để khởi nghiệp, cũng tính là đi Tây, được coi trọng chẳng kém gì cử nhân đại học. Bảy năm lao động trong ngành xây dựng ở Nga rất vất vả cực nhọc, nhưng anh thu hoạch được nhiều kinh nghiệm sống, và học hỏi được cách thức làm ăn văn minh trong thời kỳ đầu chuyển sang tư bản ở Nga. Anh vốn là cậu trò nghèo nông thôn, hiền lành, ngoan ngoãn, do có phần thông minh, nhanh nhẹn, lại giỏi tiếng Nga nên gần như làm phiên dịch cho cả đội. Anh giúp đỡ mọi người trong các việc cần phải giao dịch bằng tiếng Nga, cuối tuần làm hướng dẫn viên du lịch tự nguyện đưa mọi người đi khám phá Moskva, Saint Petersburg, đi xếp hàng mua bàn là, nồi áp suất, chậu nhôm. Anh cũng biết uống rượu, hay mời bạn Nga uống rượu Lúa Mới, nên họ quý và hay giao lưu, truyền cho anh những kinh nghiệm làm ăn sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Cuối tuần anh làm hướng dẫn viên du lịch tự nguyện đưa mọi người đi khám phá Moskva, Saint Petersburg, đi xếp hàng mua sắm đồ dùng. Ảnh minh hoạ wikipedia.org
Về nước với vốn liếng và tri thức thu hoạch được, anh chọn mua mảnh vườn hơn trăm mét trong một ngõ rộng xe tải đi được ở trên Bưởi, chỉ cách Hồ Gươm vài cây số, vị trí đắc địa chờ đường Nghĩa Đô mở là gần ra mặt đường. Anh nhờ vài người bạn quê cùng mình tự xây căn nhà nhỏ để ở và xây một gian hàng mặt ngõ để bán vật liệu xây dựng.
Lúc ấy ngành xây dựng cũng bắt đầu phát triển, anh lại là người đầu tiên mở cửa hàng vật liệu xây dựng trong khu vực. Anh làm bài bản, thành lập công ty, có tư cách pháp nhân, có hóa đơn đỏ, có kế toán sổ sách hợp lệ, có kho hàng lớn, có xe tải chở hàng đến tận chân công trình. Anh đã nung nấu ý chí làm cửa hàng từ khi còn ở Nga, mặt hàng xây dựng của anh đủ chủng loại phù hợp với yêu cầu thị trường, giá bán rẻ. Vì có sẵn vốn nên anh nhập hàng gốc từ nhà máy theo lô lớn, giá nhập vào được chiết khấu nhiều, cộng với chính sách khuyến mại, thu hút các nhà thầu xây dựng, sẵn sàng cho nợ khi xong công trình mới thu tiền. Cửa hàng lại sẵn sàng đổi trả hàng kém chất lượng, sai quy cách, sẵn sàng nhận lại vật liệu mua thừa không dùng hết. Lúc ấy ở Hà Nội chưa ai làm thế, đây là mô hình anh học từ Nga, do người bạn Ivan hiền lành là chủ công ty vật liệu xây dựng ở Nga dạy cho.
Anh luôn tươi cười, thể hiện tình người thân thiện như lúc còn làm công nhân và rất phóng khoáng. Khách mua trả tiền xong bao giờ anh cũng thối lại vài đồng gọi là tiền uống nước, những người già đến mua anh bán rẻ hơn, cũng trả tiền xong nhận được tiền thối gọi là cảm ơn thì các cụ xúc động lắm, vì thế khách hàng quý anh, đã mua một lần là thành khách mãi mãi, tiếng lành đồn xa.
Thế là từ thợ, với 200 tờ đô và tư duy kiếm tiền ngoại nhập anh đã thành ông chủ mà nhiều người mơ ước. Chủ cửa hàng trẻ khỏe đẹp trai, khuôn mặt thân thiện, niềm nở, lại ở Nga về, phong cách đậm chất Tây, ăn mặc đẹp, toàn mặc áo kẻ ca-rô quần bó tuýp mốt lúc ấy, mái tóc uốn bồng bềnh, thoang thoảng mùi nước hoa ngoại. Đồng thời anh rất yêu lao động, nên mặc đẹp thế mà sẵn sàng lái xe tải giao hàng, khi cần anh sẵn sàng bê vác hàng làm nhiều người cứ khen nức nở.
Anh trở thành ông chủ mà nhiều người mơ ước, đẹp trai, khuôn mặt thân thiện, niềm nở, lại ở Nga về, phong cách đậm chất Tây. Ảnh minh hoạ pinterest.com
Dần dần thành người khôn khéo, sùng bái kim tiền
Chỉ một năm sau, cửa hàng của anh đã thành địa chỉ tin cậy của nhiều công ty xây dựng và các chủ thầu xây dựng. Vốn của anh tăng lên cùng với uy tín và các mối quan hệ quen biết với các đại gia ở Hà Nội, qua đó may mắn có người giới thiệu anh nhận thầu một bãi cát lớn ở sông Hồng. Anh thấy ngay cơ hội làm ăn lớn, dốc lực đầu tư toàn bộ cho kinh doanh bãi cát. Anh biết kinh doanh bãi cát lãi rất lớn, lúc ấy chưa phải nộp thuế tài nguyên, thuế môi trường, cứ xúc lên là bán, cũng chưa có “cát tặc”, nên một mình anh chiếm lĩnh thị trường Hà Nội.
Từ kinh nghiệm học được ở Nga anh tiến hành đầu tư các mối quan hệ với giới kinh doanh, thông qua mấy người bạn cùng quê làm thợ điện và lái xe của các sếp đại gia xây dựng – mà anh thường trân trọng gọi là “bác” – anh đã dần dà thành người nhà của vài bác đại gia xây dựng, qua đó nhận được việc rất cỏn con là đổ cát san nền cho các công trình lớn.
Con đường trở thành người nhà của các bác đại gia cũng tự nhiên đơn giản. Có lần bạn đồng hương làm lái xe khoe với anh rằng có bác mới khánh thành nhà đẹp lắm, mọi người đều có quà đáng giá tặng tân gia, còn bạn anh thì chưa nghĩ ra gì. Anh cùng bạn đến thăm nhà mới của bác, ra mắt với chai rượu Tây đắt tiền cùng cây thuốc lá 555. Quả thật nhà rất đẹp, trang trí đủ loại nội thất giá trị, may là còn trống một bức tường chính giữa phòng khách, anh xin bác cho anh tặng một bức tranh treo vào đó.
Vốn dĩ anh có tâm hồn thiện lương thích cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, lại hay giao du với những người bạn Nga đam mê tranh, anh dần trở thành người say mê tranh sơn dầu phong cảnh của Nga vẽ theo phong cách Levitan. Anh mua rất nhiều ở chợ tranh bên bờ Sông Moskva thủ đô Nga, tranh rất đẹp do các tác giả đương thời tâm huyết trăn trở gửi gắm niềm tin vào đổi mới bừng sáng của nước Nga trên từng nét vẽ, vậy nhưng giá rẻ bèo chỉ bằng cái bàn là hay cái chậu nhôm một bức. Anh mang về nhưng nhà anh nhỏ, xấu nên anh cất đi, giờ mới có dịp biểu diễn.
Anh dần trở thành người say mê tranh sơn dầu phong cảnh của Nga vẽ theo phong cách Levitan. Ảnh minh hoạ museodelprado.es
Anh thuê đóng khung đẹp và mang đến một bức tranh về rừng bạch dương mùa thu vàng, nổi bật trên nền sông nước thơ mộng là nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tỏa ánh sáng vàng như hào quang thần thánh chiếu rọi cả căn phòng, đẹp mê hồn. Tranh treo lên làm ngôi nhà sáng rực rỡ, nguy nga, văn hóa thanh lịch hẳn lên, lại hợp phong thủy mệnh bác. Khỏi phải nói, vợ của bác là người có chút văn hóa nghệ thuật, dân Tây học về nên thẫn thờ, sung sướng vỡ òa, bỏ qua lễ nghi ôm chầm lấy anh mà nói, em đúng là con người văn hóa, quý báu làm sao. Còn bác nắm tay anh thật chặt, họ thành người nhà rất tự nhiên như thế. Rồi qua những dịp sinh nhật, lễ Tết, anh lại có những món quà rất văn hóa, rất giá trị, dần dà anh như người không thể thiếu trong nhà. Qua bác, anh lại được bước vào những ngôi nhà sang trọng khác, thành người nhà của họ. Các bác là người có tiếng nói quan trọng giúp anh nhận được các công trình, dự án lớn.
Nhận được công trình rồi, anh đấu thầu thuê chính các công ty san nền vận chuyển cát từ bãi của anh đổ vào công trình, bán với giá đầu vào của dự án, hai bên A-B và đơn vị giám sát thỏa thuận nghiệm thu khối lượng. Mà tính khối lượng cát đổ nền thì cũng khó như đếm cá con, nên sai lệch vài phần trăm khối lượng là do lỗi kỹ thuật. Đất ruộng ở nền đường cũ xúc bỏ đi thì anh bán để san nền cho công trình khác, xe vận chuyển cát đến thì kết hợp chở đất đi, lợi đôi đường. Tiền lãi của một dự án trước đây các công ty xây dựng san nền nuôi hàng nghìn người lao động thì nay anh làm tất, thu cả và chia phần lại cho những người liên quan rất rõ ràng sòng phẳng theo công thức từ Tây, thế nên ai cũng muốn hợp tác với anh. Vụ làm ăn đầu tiên là đổ cát làm nền đường cho 30 km đường quốc lộ mới. Giá thành làm đường ở ta khá là cao nên chỉ sau một dự án này anh đã bỏ túi cả triệu đô, sau đó anh lại liên tiếp nhận được các dự án lớn khác, con đường trở thành triệu đô trong thời mở cửa của anh rất đơn giản vậy.
Có thể nói bắt đầu từ đây con đường thăng tiến trong sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, rộng mở thênh thang, đại lợi mọi mặt – tên anh là “Lợi” đúng là linh ứng thật! Đã nhiều đại gia biết đến anh, khi cần vốn họ có thể vay anh dễ dàng với lãi suất thấp và thủ tục thoáng hơn ngân hàng rất nhiều. Anh cho vay chủ yếu để ngầm khoe giàu tiền mặt, để tạo lòng tin với đại gia, để kết thân với các thế lực trên thị trường.
Những năm 2000, nghề xây dựng lại được hỗ trợ bởi những cơn sốt đất tạo điều kiện cho nhiều người không có chuyên môn, không học hành bài bản, không cần có tài năng gì, thậm chí vốn đầu tư ban đầu rất ít cũng có thể trở thành đại gia giàu có. Thời ấy, giàu lên từ xây dựng và buôn bất động sản là chính, nhiều hơn số đại gia đi lên từ sản xuất.
Anh là một trong số ấy. Người ta cứ có nhiều tiền là thành đại gia. Anh mải miết kiếm tiền, cứ chỗ nào có công trình là làm, khi có nhiều tiền rồi thì chuyển sang kinh doanh dự án bất động sản, làm khu công nghiệp. Dự án bất động sản là chỉ cần vẽ ra vào vùng đã quy hoạch, được cấp phép rồi thì thu hồi đất nông nghiệp giá rất thấp, xây dựng chút cơ sở hạ tầng rồi bán ra đất nền giá cao, hoặc làm khu chung cư, xây thô bán, thu lời không thể tưởng tượng được. Rất nhiều đại gia thành công cũng chính là nhờ con đường này.
Anh mải miết kiếm tiền, cứ chỗ nào có công trình là làm, khi có nhiều tiền rồi thì chuyển sang kinh doanh dự án bất động sản, làm khu công nghiệp. Ảnh minh họa baoxaydung.com
Còn xây dựng khu công nghiệp thì lãi khủng hơn nhiều, tỉnh nào cũng trải thảm đỏ thu hút đầu tư nước ngoài nên ủng hộ anh mở khu công nghiệp. Mỗi dự án cấp cho anh hàng nghìn héc-ta đất với giá rẻ bèo chỉ vài chục triệu một sào, thời hạn 50 năm, lại được miễn giảm thuế những năm đầu. Để “trải thảm đỏ” thì ngân sách địa phương còn ưu tiên làm đường giao thông, đường điện, đường nước cấp đến chân dự án, anh chỉ bỏ chút tiền đầu tư hạ tầng trong hàng rào dự án rồi chia lô cho doanh nghiệp thuê với giá tính bằng tiền đô cho mỗi mét vuông một năm.
Do nắm bắt đúng thời cơ, có giúp đỡ thân tình của các bác, dám quyết dám làm theo kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, dùng tiền và quyền để lấn lướt giải quyết mọi vấn đề, nên với anh mọi việc đều dễ dàng. Anh tự hào nói với bạn bè, mỗi bước chân tôi đi đều có thể nhặt được vàng. Đến lúc ấy anh vẫn khen rằng “lý thuyết trọng tiền” của phương Tây đưa ra tài thế. Thực ra anh nhầm, đấy là một lý thuyết kinh tế không phải như nghĩa đen mà anh nghe thấy. Thời kỳ này anh cũng như không ít người, cho rằng có tiền là có tất cả, mục tiêu của đời người là để kiếm tiền.
Xã hội thời kỳ ấy cũng cổ xúy cho việc làm giàu, báo chí truyền thông tuyên dương rầm rộ về việc làm giàu, rồi đưa bài chỉ trích vì nghèo mà vợ bỏ chồng, con bỏ cha, chỉ vì nghèo mà dẫn đến nhiều thói hư tật xấu, vì nghèo mà sinh viên đi bán thân để tự trang trải học phí… Phim ảnh thơ văn hội họa đều cổ xúy về tiền, ca ngợi kim tiền, ca ngợi các tư tưởng say mê tiền nên cũng làm cho mọi người nhầm lẫn.
Anh nghĩ ai mà chả vì tiền thích tiền nhỉ! Các đại gia luôn hết lòng với anh vì họ biết giúp anh họ sẽ được nhiều tiền. Anh đang vận đỏ, đến nhà bác nào thì cứ như Thần Tài mang tiền đến nhà ấy vậy. Vợ các bác quý anh như vàng vì thường xuyên nhận được những lọ nước hoa Pháp xịn, những túi xách hàng hiệu, những đôi giày mốt nhất. Các bạn nhậu hàng ngày cũng vì mong được anh giúp đỡ chỉ dẫn mách mối làm ăn, cho vay tiền, tạo cho mối khách hàng. Ngày lễ Tết anh về thăm quê, đến nhà họ hàng, hàng xóm, biếu tiền mọi người, từ già đến trẻ ai cũng vui vẻ nhận, họ nói anh là người tốt quý hóa, giàu mà không quên mọi người.
Nếu lúc ấy các vị Thần Phật nhìn tư tưởng của anh thì thật khiếp sợ vì sẽ thấy trong đó chỉ toàn tiền là tiền, mọi tâm trí chỉ dành cho tiền; mọi suy nghĩ, hành động xét thật sâu xa thì cũng chỉ vì tiền; làm từ thiện cũng chỉ để đánh bóng bản thân vì tiền. Trong tâm anh, mặc dù xuất thân là một người tốt, lương thiện, nhưng đã bị ma lực của đồng tiền dẫn động, nó che mờ hết nhân tâm, tình người, tình yêu, tình thương. Ma lực đồng tiền thực sự đã làm anh thay đổi quá nhiều so với lúc anh ở Nga về, thậm chí có lúc anh không biết mình là ai, cũng may mà anh chưa thành kẻ xấu ác.
Anh càng có nhiều tiền thì bố anh lại càng tỏ ra buồn bã. Ông nói lẽ Trời được thì phải mất, Trời không cho ai tất cả mọi thứ bao giờ, con cần nhiều tiền thế làm gì? Hãy tỉnh táo mà dừng lại, nếu không thì dễ bị quả báo không hay. Tên “Lợi” với nghĩa là thông minh, lanh lợi, chứ không phải là nghĩa lợi về tiền bạc đâu. Từ lúc con thành giàu đến giờ bố không dùng những đồng tiền bất chính của con, bố chỉ cần có đứa cháu để nối dõi và vui cửa vui nhà thôi.
Anh càng mải miết kiếm tiền, các công trình lại càng nối đuôi nhau không dứt. Thời gian thoi đưa anh đã bốn mươi tuổi, nghe lời bố, cái đầu anh tạm dừng kiếm tiền để lo chuyện gia đình. Lấy vợ khi đã thành danh tỷ phú đô nức tiếng, hai nhà môn đăng hậu đối, cô dâu rất xinh đẹp, nhà gia thế, đám cưới tổ chức linh đình, ăn uống triền miên mấy ngày cả ở Hà Nội, cả ở quê, tiền mừng cưới cũng đủ cho những người khác ngỡ ngàng, thói đời nước chảy chỗ trũng mà. Vợ chồng anh hợp nhau ở điểm cùng thích tiền, máu kiếm tiền và thích du lịch. Thế là cùng sở thích, họ hạnh phúc, chờ đợi, nhưng phải 5 năm sau thì đứa con trai hiếm muộn mới ra đời. Cậu bé được đặt tên Thái Sơn là hoàng tử trong đất nước có ba thần dân của anh, với hàng trăm người lao động của anh luôn đón chào đến mức ghen tị.
Hoàng tử Thái Sơn của anh lớn lên trong nhung lụa, về vật chất không thiếu thốn thứ gì, muốn gì được nấy. Chỉ thiếu hái sao trên trời và nó đòi mẹ cho nó cô Tiên là không được thôi, nhưng về tinh thần thì cậu như sống một mình trên hoang đảo. Thằng bé lớn lên, hình thành nhân cách đạo đức, văn hóa là chủ yếu do bác giúp việc chăm sóc, vì thật sự là bố mẹ quá nhiều việc, vẫn mải miết kiếm tiền, mỗi tuần chỉ dành thời gian cho con vài buổi. Cũng may bác giúp việc là một người nhân cách tốt, hiền lành, thật thà tốt bụng nên cũng giáo dục tốt cho con anh.
Một thời đèn đỏ, rượu xanh trượt dài
Công việc của anh rất bận rộn, luôn kín lịch không còn thời gian dành cho bản thân và vợ con. Từ việc quản trị công ty, tìm nguồn vốn để nuôi những dự án đang làm, cho đến tìm dự án mới, tìm kiếm khách hàng đối tác… Nhưng quan trọng nhất là việc ngoại giao, chiếm rất nhiều thời gian, mà anh phải tự làm vì nó liên quan đến nhiều người có máu mặt, nên cũng không thể để thư ký làm thay được. Việc ngoại giao của anh là dàn xếp để người nọ gặp người kia, để khách hàng đến nhà các bác dự tiệc tùng, chơi bài; dàn xếp để các bác đi đánh golf bàn công chuyện; quyên góp tiền để vợ các bác đưa đi xây chùa ở Myanmar, tổ chức các tour du lịch nước ngoài cho vợ bác… Nói chung là không kể hết được, toàn là việc trọng đại.
Chỉ một việc nhỏ như tổ chức buổi tiệc tùng ở nhà riêng của một bác nào đó mà anh phải tự lựa chọn món ăn rồi đặt mua nguyên liệu sạch từ Thái Lan, lựa chọn người nấu từ các khách sạn xịn, lựa chọn danh sách mời theo chủ đề của buổi gặp. Rồi tự anh đi mời, lựa chọn một đội hát có giọng hát hay có ngoại hình xinh đẹp, thường là hát quan họ Bắc Ninh, rượu ngoại xịn loại xách tay, thuốc lá xì gà Lahabana xách tay, còn chuẩn bị nhiều bộ bài tú lơ khơ để giải trí… Với những người muốn chia sẻ kinh phí bữa tiệc hoặc người mới gia nhập, hoặc người mới trúng quả lớn có ý biếu bác, thì cứ đánh bài thua hết một ca táp tiền rồi về thì mọi người đều vui vẻ, thân tình.
Anh cũng thường tổ chức tour du lịch để các đại gia trong nhóm đi đánh golf ở các sân golf đẳng cấp tại Đà Lạt, Đà Nẵng, Phú Quốc… hoặc đi giải trí chơi bài ở Hồng Kông, Ma Cao, Phù Kẹt… Để thể hiện khác người, anh thường mời một đội chân dài người Nga xinh đẹp, là những người mẫu quảng cáo rượu Nga ở Hà Nội đi cùng để rót rượu phục vụ. Các cô uống tốt, khéo chiều lại không biết tiếng Việt nên mọi người thoải mái vừa vui chơi, vừa bàn công việc mà không lo bị lộ bí mật chuyện làm ăn.
Anh mải miết tổ chức các cuộc vui chơi cùng với các đại gia đi đánh golf, đánh bài, ăn uống ở những nhà hàng sang trọng cho thuận tiện việc ngoại giao. Ảnh minh họa tinthethao.com
Anh cũng mất rất nhiều thời gian vào các buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm với các đối tác làm ăn. Thời ấy sao mà có nhiều nhà hàng đẳng cấp đến thế, có thể phục vụ khách theo mọi yêu cầu từ A đến Z. Ở Sài Gòn còn có nhà hàng Nhất Dạ Đế Vương, rồi còn bia ôm, Karaoke ôm… Ăn chơi đến nỗi khách Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… sang ta cũng thấy choáng ngợp. Anh uống rượu giỏi, được mệnh danh là cây rượu số một trong xóm bất động sản Bưởi. Anh tự hào vì không thua kém ai, họ uống như thể rượu là nguồn sống, họ cổ xúy tôn vinh các thần uống rượu, họ kích bác chê người uống ít là “nam vô tửu như cờ vô phong”. Rồi thì các loại rượu bổ dương được cổ xúy săn lùng, các món ăn tráng dương làm cho người ta cường tráng lên, rồi làm ra không biết bao nhiêu chuyện bỉ ổi xấu xa.
Còn nói về bia ôm thì anh cũng là thần luôn, ôm từ các cô gái Nga đến các ca sĩ, diễn viên, sinh viên… Anh không phải là người say mê nữ sắc, vì tâm trí dành hết cho yêu tiền rồi, nhưng vì ngoại giao anh phải chiều khách thôi, mà phải thể hiện mình giỏi, sành điệu mới oai cơ… Không biết anh và nhóm bạn đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao gia đình, làm hư hỏng không biết bao nhiêu sinh viên nghèo vượt khó, bởi vì chính họ là người tạo ra “nhu cầu”, nên những sinh viên kia phải “cung” để có tiền.
(Còn nữa)
Nắng Mới
Nguồn: dkn.tv

2222
Nhận xét
Đăng nhận xét