Bắt được cá tinh, hôm sau núi lở hiện hình cá: Sự trùng hợp hay là dấu hiệu quả báo?

11111
Do ảnh hưởng mưa bão, người dân bắt được con cá chép bạc khổng lồ được họ gọi là “cá thành tinh”, điều bất ngờ là ngay ngày hôm sau, sườn núi trong khu vực bị sạt lở tạo thành hình thù giống hệt con cá bị xiên cây tre. Tuy nhiên, đây thực sự chỉ là sự trùng hợp thôi sao? Hay nó là một “dấu hiệu của quả báo”?


Hình ảnh sạt lở đất trên sườn núi giống hệt cảnh con cá khổng lồ được 2 thanh niên khiêng lên. (Ảnh: Weibo)

Nhà thơ thời Đường tên Lưu Vũ Tích đã sáng tác hai câu thơ trong bài Lậu thất minh rằng: “ Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh; thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh “, tạm dịch là “ Núi dẫu không cao, có tiên nên danh; sông dẫu không sâu, có rồng nên linh “. Trong núi thật sự có thần tiên sao? Đáy nước phải chăng có Long Vương?

Trên Trái Đất rộng lớn của chúng ta, phần lớn danh lam thắng cảnh đều hùng vĩ, tráng lệ hiếm thấy, thâm sâu trong đó dường như có thần tiên thủ hộ từng tấc đất. Nếu nơi đó xảy ra biến động mạnh, rất có thể là một lời cảnh báo sẽ xuất hiện. Lúc này, nếu mọi người không suy nghĩ lại chuyện đa qua, có lẽ sẽ gây ra tai họa càng lớn hơn.

Người dân ở Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bắt được cá “khủng”

Ngày 5/10/2013, đập chứa nước ở quận Hoàng Nham, thị trấn Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, xả lũ với quy mô lớn. Hàng ngàn con cá trong đập theo dòng lũ chảy ra ngoài, thu hút đông đảo người dân quanh vùng tìm tới bắt cá.

Người dân bắt được con cá “khủng”, dài gần bằng chiều cao của một người trưởng thành. (Ảnh: Weibo)

Khi đó, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc chịu ảnh hưởng của bão Fitow, xuất hiện các trận mưa lớn làm đầy đập chứa nước ở Hoàng Nham, nên đập này phải xả lũ từ ngày 5/10/2013. Đây là đợt xả lũ quy mô lớn đầu tiên tại đập chứa nước này kể từ năm 2007. Dòng nước lũ chảy ra khỏi đập cuốn theo nhiều loại cá như cá mè hoa, cá chép bạc…

Theo những người có mặt tại hiện trường, lúc đó có rất nhiều người dân quanh vùng chạy đến, không chỉ 2 bên cầu đông nghịt người bắt cá, hiện trường khoảng 200-300 người, còn có người chạy xuống 2 bên bờ sông vớt cá.


Người dân như đàn ong ùa tới bắt cá tại 2 bên bờ sông. (Ảnh: Weibo) 

Chỉ với các dụng cụ đơn giản như xô, chậu, gậy, gộc, và các loại dụng cụ khác nhau để vớt cá, người dân có thể bắt được những con cá tươi ngon với trọng lượng lớn. Trong đó có một cá chép bạc “khổng lồ”, cân nặng ước tính khoảng 80 kg, người dân phải dùng cây tre xiên qua miệng và mang mới khiêng được nó về nhà.


Hai thanh niên phải dùng tới gậy tre dài mới khiêng được con cá “khổng lồ” về nhà. (Ảnh: Weibo)

Đến hơn 19h, trời dần tối, mọi người mới lần lượt ra về. Đó là một ngày nhộn nhịp khi hàng trăm người dân nô nức “thu hoạch” cá về nhà.

Điều trùng hợp là không lâu sau đó, một vụ sạt lở xảy ra trên sườn núi tại khu vực hồ chứa đã tạo thành hình thù kỳ lạ giống hệt một con cá, vừa vặn, con đường cắt ngang núi lại giống như chiếc cọc tre xiên qua mang cá.


Vụ lở núi tạo thành hình thù kỳ lạ giống hệt con cá “thành tinh” bị xiên cọc tre qua mang. (Ảnh: Weibo)

Hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng, không chỉ thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc, mà còn đặc biệt được độc giả Nhật Bản quan tâm.

Có người dùng mạng bình luân: “ Con cá đáng thương! Không thoạt được tai nạn này lại còn bị người bắt ăn thịt “. Trong khi một số ý kiến cho rằng “vạn vật hữu linh”, nhiều người khác cũng bình luận rằng đây không chỉ là “trùng hợp ngẫu nhiên”, mà rất có thể là một “dấu hiệu của quả báo”…

Bất luận đây là sự trùng hợp hay chân thật thì đối với cảnh tượng kỳ lạ này, con người đều nên có lòng kính sợ với thiên nhiên, mà không phải một mực chiếm đoạt hay mưu cầu lợi ích từ đó. Nếu vẫn không tin, sau khi đọc câu chuyện xưa sau đây nhiều người sẽ thay đổi suy nghĩ của mình.

Câu chuyện “Khi tượng sư tử đỏ mắt”

Xưa kia, ở một ngôi làng nọ, đạo đức của người dân đã trở nên vô cùng xấu xa và bại hoại. Tất cả mọi người trong làng đã không còn ai tin vào Thần Phật, nhân quả. Vì vậy họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì họ muốn để chiếm được lợi ích kể cả những việc tàn ác nhất.

Thượng Thiên thấy con người đã quá xấu như vậy liền muốn thiêu hủy ngôi làng này. Nhưng Địa Tạng Bồ Tát lúc ấy vì vẫn muốn cứu vớt những người lương thiện còn sót lại ở ngôi làng đó nên đã cho họ một cơ hội nữa.

Vị Bồ Tát liền hạ phàm, hóa thân thành một ông lão ăn mày nghèo khổ, rách rưới. Ông lão đi đến từng nhà gõ cửa để xin ăn, nhưng không ai chịu cho ông thứ gì dù chỉ là một miếng cơm, cũng không có một nhà nào cúng thờ Phật cả.

Ông lão ăn mày đi đến cuối làng thì phát hiện thấy có một bà lão đang sắp lễ, đốt hương cúng thờ Phật. Ông bèn tiến đến trước cửa nhà bà để xin ăn. Thấy ông lão già nua tập tễnh đi không vững đến xin ăn, bà lão đắn đo một lúc rồi nói: “Tôi chỉ còn một bát cơm này thôi. Xin biếu cụ một nửa. Còn một nửa để cúng Phật”

Địa Tạng Bồ Tát nhận thấy người phụ nữ này rất thành kính với Phật, tâm địa lương thiện nên trước khi đi vào rừng đã chỉ tay vào đôi sư tử bằng đá đặt ở cổng làng và nói: “Nữ thí chủ quả là nhân đức. Hãy xem hai bức tượng sư tử đá to lớn ở đình làng kia. Đến ngày mắt sư tử chuyển sang màu đỏ, thì hãy rời làng lên núi ngay vì sẽ có nạn lụt”. Dứt lời, Bồ Tát liền hoá phép và biến mất.

Người phụ nữ nghe thấy vậy vô cùng sửng sốt nhưng trong nháy mắt đã không thấy ông lão ăn mày đâu nữa. Bà lập tức đem tin tức mà mình vừa nghe được nói cho tất cả mọi người trong thôn làng biết. Bởi vì người trong làng đã không còn ai tin vào Thần Phật nên kết quả không một ai tin lời bà nói, thậm chí họ còn giễu cợt, châm chọc bà. Họ cùng nhau nói rằng: “Nực cười! Làm gì có chuyện tượng sư tử đỏ mắt!”.

Một ngày nọ, đám thanh niên chơi bời lêu lổng trong thôn muốn đùa giỡn và chế giễu bà lão nên đã dùng sơn nhuộm đỏ rực mắt của con sư tử đá. Bà lão nhìn thấy mắt sư tử đá đã đỏ rực lên bèn đi khắp làng thúc giục: “Mọi người hãy mau lên! Sắp có nạn lụt rồi, hãy mau lên núi! Mau lên núi!”.

Mọi người trong thôn chứng kiến cảnh bà lão hớt hải như vậy, ai cũng ôm bụng cười sặc sụa. Bà thấy không ai tin lời mình nên một mực kêu to hơn, cuối cùng vẫn không có ai nghe nên bà đành chạy lên núi một mình.

Liền ngay lúc đó, lũ bất ngờ từ đâu tràn đến. Bà vừa chạy vừa quay đầu nhìn lại chỉ thấy nước lớn dâng lên thật nhanh, trong chốc lát toàn bộ ngôi làng đã chìm ngập trong biển nước mênh mông.

Sau khi lũ lụt qua đi, bà lão và những người tin tưởng Bồ Tát quay về thôn. Địa Tạng Bồ Tát lần nữa hiện thân tại thôn làng này, mọi người liền quỳ bái, cảm tạ Bồ Tát từ bi cứu độ.


Thần vì sao không tự mình biến hóa mắt tượng sư tử, mà lại chọn dùng người trong trần thế để làm? Nếu mắt tượng sư tử tự biến thành màu đỏ, loại hiện tượng thần kỳ này chẳng phải sẽ khiến càng nhiều người tỉnh ngộ mà tránh được vận rủi hay sao?

Thế nhưng đó chỉ là cách nghĩ của con người, Thần tuyệt đối không có cách nghĩ như vậy.

Khởi điểm của Thần và con người là không giống nhau. Con người là muốn tất cả mọi người đều được cứu, nhưng mà Thần lại cho rằng, người được cứu ắt phải có tiêu chuẩn , chỉ có những người thiện lương mới đáng được cứu. Cho nên nếu để mắt tượng sư tử tự biến thành màu đỏ một cách thần kỳ, thì mọi người thập ác bất xá đều sẽ tin, đây không phải là điều mà Thần muốn. Vậy nên Thần đã dùng một hiện tượng bình thường để cảnh báo cho con người, nếu là người thiện lương thì sẽ tin lời bà lão nói. Tất cả chuyện này đều nằm trong an bài của Thần.

Chúng ta có thể tiến thêm một bước suy luận. Nếu nhóm người lưu manh vô lại kia đi sơn mắt tượng sư tử chậm một ngày, thì lũ lụt có thể sẽ đến chậm một ngày, bọn họ chẳng phải sẽ được sống thêm một ngày hay sao? Nếu nhóm người vô lại đó vĩnh viễn không đi sơn đỏ mắt sư tử, thì phải chăng lũ lụt sẽ vĩnh viễn không xảy ra? Điều này chỉ xảy ra khi nội tâm của họ đã được cải biến, thật sự trở thành người thiện lương, chẳng nghĩ đến việc chế giễu hay trêu chọc cụ bà. Có như vậy mới không đi làm chuyện xấu ác, cũng sẽ không kích động dẫn tới lũ lụt.

Nhưng nếu lòng người không có chuyển biến căn bản, thì cho dù không đi sơn đỏ mắt tượng sư tử, sẽ lại có một cách khác để tác động xảy ra trận lũ lụt. Vậy nên, lòng người mới là nguyên nhân bên trong, còn tượng sư tử đỏ mắt chỉ là nhân tố bề mặt, chỉ có lòng người chuyển biến thì mới có thể tránh được đại nạn.

Tú Văn
Người có tâm CHIA SẺ những điều tốt đẹp đến với mọi người, phước báu là không thể nghĩ bàn. Đừng chần chừ gì thêm, bấm chia sẻ ngay bài viết này đến với mọi người!


2222

Nhận xét