11111
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng, phát thanh mỗi tuần một lần, với mục tiêu quảng bá những lời dạy cốt tủy của đức Phật, xin trân trọng kính chào toàn thể quý thính giả.
Thưa quý thính giả,
Trong một kỳ phát thanh trước, chúng tôi đã trình với quý vị rằng do thấu triệt Tứ Diệu Đế, đức Phật cũng phát hiện ra rằng Tham Lam và Ái Nhiễm là nguyên nhân của Khổ, là lý do chính đã nhận chìm con người trong vòng sanh tử luân hồi.
Tham lam và ái nhiễm đưa tới thói gom góp, tích lũy từ vật chất tới tình cảm, chỉ muốn mọi thứ là của riêng mình, của thân nhân mình, của bè đảng mình, của đất nước mình, vân vân. Thói tật này phát sinh từ niệm vô minh đầu tiên, mà thuốc chữa là xả bỏ, hoặc còn gọi là bố thí.
Vì thế, người nào muốn đi trên con đường sáng dưới Ánh Đạo Vàng thì phải thực hiện hạnh tu xả bỏ, từ xả bỏ những điều tương đối dễ xả bỏ như của cải vật chất, danh vọng, rồi tới điều khó xả bỏ hơn như tình cảm tinh thần.
Chỉ có xả bỏ thì tâm mới không bị ràng buộc loanh quanh trong thói quen thu thập, cất giữ.
Chỉ có xả bỏ thì tâm hồn mới được giải thoát khỏi sự kìm kẹp của sở hữu, Tham Sân Si, thảnh thơi bước trên con đường tự do, khai phóng tâm linh.
Trong Lục Độ ba-la-mật, nghĩa là sáu nhánh thực hành để đưa chúng sinh sang bờ bên kia, tức là thoát khỏi bờ sinh tử, sang được bờ Niết Bàn, thì Bố Thí là pháp môn tu đầu tiên. Bố Thí là cách tu tập để thực hiện hạnh xả bỏ.
Bố thí có 3 loại là:
– Tài Thí tức là bố thí tài vật,
– Pháp Thí tức là bố thí Phật pháp, nghĩa đen là dạy giáo lý nhà Phật cho người ta biết đường tu hành để giác ngộ giải thoát,
– Vô Úy Thí tức là giúp cho người ta qua khỏi sự sợ hãi.
Thưa quý thính giả,
Để thông suốt nội dung của ba loại bố thí này, chúng tôi xin kính gửi tới quý vị bài pháp của hòa thượng Thích Thiện Hoa, trích trong bộ Phật Học Phổ Thông, khóa thứ Tư. Thày dạy rằng:
“Bố là cùng khắp: thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi.
Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita. Người Trung hoa dịch nghĩa là “Bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”.
Bố thí Ba la mật, tức là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí, co công năng như một chiếc thuyền, đưa mình và người từ bờ mê lầm của chúng sinh sang bờ giác ngộ của chư Phật.
Bố thí Ba la mật gồm các loại sau đây: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí. Dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu ý nghĩa của các loại bố thí ấy:
Thứ nhất là tài thí. Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí có hai loại là nội tài và ngoại tài.
Nội tài là những vật chí thân quí báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình. Bố thí nội tài ở đây tức là hy sinh thân mạng để cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan. Trong các chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca, chúng ta đã thấy nhiều gương thí nội tài, như cấu chuyện Ngài lái buôn kia, trong khi đi biển bị thuyền chìm đã tự hy sinh thân mạng bằng cách buông tay khỏi cột buồm mà mình đang bám vào, để nhường chỗ cho những hành khách xấu số khác khỏi chết đuối.
Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Nếu còn xem thân mạng mình là quý, là trọng hơn thân mạng kẻ khác thì chắc chắn không bao giờ thực hiện được loại bố thí này.
Ngoại tài là những vật thường dùng của mình như thức ăn đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, ruộng vườn, nhà cửa v.v…Ðem những vật ấy ra cho những người túng thiếu, nghèo khổ thì gọi là bố thí ngoại tài.
Thứ hai là pháp thí. Ðem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Hoặc y theo giới luật của Phật tu hành chân thật để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh đều là pháp thí.
Pháp thí có một giá trị rất lớn lao hơn cả tài thí, vì tài thí chỉ giúp người khác bớt túng thiếu về phương diện vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người. Nhưng pháp thí giúp đỡ người rất nhiều về phương diện tinh thần, không riêng gì đối với người nghèo khó, mà cả người giàu sang, chức tước; không phải chỉ có ảnh hưởng tốt trong một giai đoạn, mà gieo nhân lành cho nhiều đời kiếp về sau.
Vì những lẽ đó, nên người Phật tử chân chính không bao giờ bỏ mất một dịp nào mà không làm pháp thí, cả về phương diện khẩu giáo nghĩa là dùng lời lẽ đúng Phật pháp để chỉ dạy lẫn phương diện thân giáo nghĩa là dùng đời sống chân chính hợp đạo để làm gương.
Thứ ba là vô úy thí. Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ. Phép thí này mới nghe thì tưởng như là không quan trọng gì cả. Nhưng nếu suy nghĩ một cách chín chắn, chúng ta sẽ thấy đức Phật thật vô cùng thâm thúy khi chế ra pháp thí này.
Chúng ta hãy nghĩ lại mà xem, có phải trong một đời người, cái sợ đã chiếm nửa cuộc đời rồi không?
Khi nhỏ chúng ta sợ la rầy, sợ đánh đập, sợ ma quỉ. Khi tráng niên sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp. Khi già sợ đau, sợ ốm, sợ chết…Chỉ toàn sợ và sợ.
Ðó là chưa nói đến gặp thời buổi loạn lạc, còn phải sợ sưu cao, thuế nặng, sợ quan lại tham nhũng, sợ trộm cướp, lưu manh, sợ tù tội, sợ chém giết…Bao nhiêu thứ sợ chồng chất lên đầu người, làm cho họ không dám ngửng lên, lưng họ còm xuống, đầu gối họ sắp quỵ.
Ðời sống đã khổ, lại càng khổ thêm vì sợ. Cho nên làm cho người hết sợ, chính là đã cứu cho họ bớt đi quá nửa khổ đau trong kiếp sống. Lòng từ bi của đức Phật không nỡ thấy chúng sinh khổ sở vì sợ, nên đã chế ra phép thí vô úy.
Muốn thực hành pháp môn này, hành giả trước tiên phải luyện cho mình một đức tính đừng sợ gì cả. Mà kẻ tu hành chân chính, hiểu rõ giáo lý của Phật, thì còn sợ nỗi gì? Tiền của, họ không tham lam cho nên không sợ mất; danh lợi, họ không màng, nên không sợ thiếu, sanh mạng, họ xem như giả tạm, nên không sợ chết.
Do cái tâm lý đó mà cõi lòng họ không xao động, nét mặt họ luôn luôn bình tĩnh trước mọi sự đổi thay, gian nan nguy hiểm. Người tu hạnh thí vô úy sẵn sàng nhảy xuống nước vớt người sắp chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội…
Tóm lại, người tu hạnh thí vô úy thì đi đến đâu là đem đến đó một niềm an lạc, bình tĩnh vui vẻ cho mọi người và mọi vật.”
Trên đây là lời dạy của hòa thượng Thích Thiện Hoa.
Kính thưa quý vị,
Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ ba loại bố thí này thì dường như Vô Úy Thí là loại chúng ta có nhiều cơ duyên để bố thí, dễ dàng thực hiện và nhiều hoàn cảnh để có thể bố thí nhất .
Về Tài Thí, trong những xã hội có hệ thống phúc lợi hoàn hảo, cũng không có nhiều dịp chúng ta phải mở túi tiền ra giúp, hoặc chia sẻ miếng cơm manh áo cho người khác. Cũng có những trường hợp thí dụ thiên tai, hỏa hoạn, chúng ta được kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân đấy, nhưng không phải mỗi ngày chúng ta đều gặp. Hoặc ngay như trên thế giới hằng ngày đều có những nạn nhân cần trợ giúp, nhưng chính chúng ta cũng không thể luôn luôn móc túi lấy tiền làm chuyện cứu trợ được, dù trong lòng chúng ta rất muốn. Đó là lực bất tòng tâm.
Về Pháp Thí, ngày nay ngành truyền thông phát triển rất rộng rãi, sách báo truyền thanh truyền hình, các hệ thống điện tử toàn cầu với những thư viện điện tử, diễn đàn điện tử, lan rộng từ thành thị tới thôn quê, nên rất nhiều người đã tham dự được vào các loại tiện nghi này để đọc kinh sách, thảo luận, nghe giảng pháp. Nhờ thế, có một số người, nhất là giới trẻ, do tham cứu từ internet mà trình độ Phật học của họ khá thâm sâu, cho nên cơ hội để chúng ta thực hiện Pháp Thí cũng hiếm.
Trái lại, Vô Úy Thí là một hạnh bố thí rất cần thiết mà lại rất dễ thực hiện, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí không tốn một xu, thì chúng ta lại ít lưu tâm tới.
Thưa quí thính giả,
Ở trên, thày Thiện Hoa đã phân tích rõ ràng cho chúng ta thấy thế nào là Vô Úy Thí và sự cần thiết thực thi hạnh bố thí này. Qua lời thày giảng, quí vị đã thấy là đạo Phật rất quan tâm và coi trọng hạnh Bố Thí Vô Úy.
Không riêng đạo Phật, mà nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới cũng rất quan tâm đến nỗi thống khổ của sự sợ hãi trong kiếp người và tìm cách giúp người ta tháo gỡ nỗi khổ này, điển hình là nhà tư tưởng J. Krishnamurti. Chúng tôi xin gửi tới quí thính giả một đoạn trích trong cuốn On Fear của ông, do Danny Việt dịch ra Việt ngữ, như sau:
“Để hiểu sợ hãi, ta phải nói về sự so sánh trước. Tại sao ta so sánh? Về mặt kỹ thuật, so sánh phát hiện sự tiến triển, tương quan với nhau. Năm chục năm trước chưa có bom nguyên tử, chưa có máy bay siêu âm, bây giờ chúng ta có những cái đó, và trong tương lai năm chục năm nữa, chúng ta sẽ có những cái mà hiện nay chúng ta không có. Cái đó được gọi là sự tiến bộ, luôn luôn so sánh, tương quan, và tâm trí chúng ta bị vướng mắc vào cái lối suy nghĩ kiểu đó.
Không phải chỉ từ ngoại cảnh, mà ngay từ trong nội tâm, trong cái cấu trúc về tâm lý của chúng ta, chúng ta suy nghĩ theo kiểu so sánh. Chúng ta nói :” Tôi thế này, trước kia tôi thế này, và tôi sẽ khá hơn trong tương lai”. Cái lối suy nghĩ kiểu so sánh như vậy, chúng ta gọi là sự tiến bộ, sự phát triển, và cuộc đời chúng ta, từ phẩm hạnh, đạo đức, tôn giáo cho đến làm ăn buôn bán, giao dịch trong xã hội, chúng ta đều dựa trên nền tảng đó. Chúng ta quan sát bản thân chúng ta một cách so sánh với cái xã hội vốn dĩ cũng thoát thai từ một sự phấn đấu trong so sánh như chính chúng ta.
So sánh sản sinh ra sợ hãi, bạn hãy tự quan sát sẽ thấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viết hay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới. Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng liên tục sản sinh ra sự lo sợ . Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.
Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và “cái-gọi-là” nội dung có tính cách tôn giáo . Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. Sự so sánh về tâm linh phản ảnh trong việc một tu sĩ muốn được suy tôn lên cấp cao hơn và cuối cùng tiến lên tới giáo chủ.
Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.
Trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật, tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kị, thói ghen tị, căm thù.
Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi”.
Kính thưa quí thính giả,
Trên đây là nhận định của nhà tư tưởng Jiddu Krishnamurti về tai hại của sự sợ hãi.
Có câu chuyện Thiền lưu truyền tại Nhật như sau:
“Trong một trận chiến đấu sinh tử mà quân lính của phe nhà đông hơn phe địch gấp bội. Tuy nhiên, tinh thần binh sĩ lại rất nao núng, chưa đánh mà chỉ muốn rút lui, vì họ nghe nói bên địch là đạo quân bách chiến bách thắng, rất tinh nhuệ trong kinh nghiệm chiến trường.
Tướng chỉ huy bèn tập họp ba quân trước một ngôi đền thờ Thần có tiếng là linh thiêng, rút trong túi ra đồng tiền giơ lên, dõng dạc tuyên bố:
– Chúng ta cầu nguyện rồi tôi sẽ tung đồng tiền này lên xin Thần cho biết số phận chúng ta trong trận quyết tử này. Nếu khi rớt xuống mà mặt ngửa lên có hình đầu người tức là chúng ta sẽ thắng. Nếu mặt không có đầu người ngửa lên thì chúng ta sẽ vâng theo số mệnh mà rút lui.
Quân sĩ nhắm mắt cầu nguyện, rồi vị tướng tung lên đồng tiền, khi rớt xuống, mặt ngửa lên có hình đầu người. Toàn quân reo hò, khí thế bốc lên ngùn ngụt, sự sợ hãi tan biến.
Khi đoàn quấn chiến thắng ca khúc khải hoàn trở về, viên phó tướng tâm tình với đại tướng:
– Thế mới biết không gì có thể thay đổi được số mệnh.
Đại tướng cười, móc túi lấy ra đồng tiền, thì ra cả hai mặt của đồng tiền đều là hình đầu người”.
Thưa quí thính giả,
Câu chuyện cho thấy rằng chúng ta có thể chế ngự được sự sợ hãi. Thí dụ sự sợ ma. Nếu hỏi những người rất sợ ma rằng họ gặp ma chưa thì phần đông đều trả lời rằng bản thân họ chưa gặp ma nhưng họ “nghe nói”. Mà những ngưởi kể chuyện ma cho người khác nghe thì cũng chưa chắc đã gặp ma, hay là cũng lại chỉ “nghe người ta kể lại”. Chuyện ma thì hấp dẫn, vì làm cho tâm tư người nghe bị kích động.
Hồi trước tại Saigon, trong mục truyện dài của một tờ nhật báo có viết về chuyện con ma vú dài tại nhà tù Chí Hòa. Câu chuyện hoang đường nhưng rất hấp dẫn người đương thời, sau này dính liền tên vị chủ nhiệm báo, họ gọi ông là “chủ nhiệm vú dài”. Những tù nhân có đầu óc bình thường đã từng tạm trú tại nhà tù Chí Hòa, không ai gặp con ma vú dài nào cả.
Đã thấy rõ sự sợ hãi đem lại thống khổ cho con người, vậy chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội để có thể Bố Thí Vô Úy. An ủi khi người có những mối lo hoặc tránh kể chuyện ma cho các cụ già sống cô đơn cũng là những cách Vô Úy Thí rất thực tế vậy.
Thưa quí thính giả,
Vì thời giờ có hạn, chúng tôi xin phép được ngưng nơi đây và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ phát thanh tới. Nếu quý thính giả muốn góp ý kiến, xin gửi email về địa chỉ: phatphaptuedang@yahoo.com
Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng xin trân trọng kính chào và kính chúc quý thính giả một tuần lễ thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng, phát thanh mỗi tuần một lần, với mục tiêu quảng bá những lời dạy cốt tủy của đức Phật, xin trân trọng kính chào toàn thể quý thính giả.
Thưa quý thính giả,
Trong một kỳ phát thanh trước, chúng tôi đã trình với quý vị rằng do thấu triệt Tứ Diệu Đế, đức Phật cũng phát hiện ra rằng Tham Lam và Ái Nhiễm là nguyên nhân của Khổ, là lý do chính đã nhận chìm con người trong vòng sanh tử luân hồi.
Tham lam và ái nhiễm đưa tới thói gom góp, tích lũy từ vật chất tới tình cảm, chỉ muốn mọi thứ là của riêng mình, của thân nhân mình, của bè đảng mình, của đất nước mình, vân vân. Thói tật này phát sinh từ niệm vô minh đầu tiên, mà thuốc chữa là xả bỏ, hoặc còn gọi là bố thí.
Vì thế, người nào muốn đi trên con đường sáng dưới Ánh Đạo Vàng thì phải thực hiện hạnh tu xả bỏ, từ xả bỏ những điều tương đối dễ xả bỏ như của cải vật chất, danh vọng, rồi tới điều khó xả bỏ hơn như tình cảm tinh thần.
Chỉ có xả bỏ thì tâm mới không bị ràng buộc loanh quanh trong thói quen thu thập, cất giữ.
Chỉ có xả bỏ thì tâm hồn mới được giải thoát khỏi sự kìm kẹp của sở hữu, Tham Sân Si, thảnh thơi bước trên con đường tự do, khai phóng tâm linh.
Trong Lục Độ ba-la-mật, nghĩa là sáu nhánh thực hành để đưa chúng sinh sang bờ bên kia, tức là thoát khỏi bờ sinh tử, sang được bờ Niết Bàn, thì Bố Thí là pháp môn tu đầu tiên. Bố Thí là cách tu tập để thực hiện hạnh xả bỏ.
Bố thí có 3 loại là:
– Tài Thí tức là bố thí tài vật,
– Pháp Thí tức là bố thí Phật pháp, nghĩa đen là dạy giáo lý nhà Phật cho người ta biết đường tu hành để giác ngộ giải thoát,
– Vô Úy Thí tức là giúp cho người ta qua khỏi sự sợ hãi.
Thưa quý thính giả,
Để thông suốt nội dung của ba loại bố thí này, chúng tôi xin kính gửi tới quý vị bài pháp của hòa thượng Thích Thiện Hoa, trích trong bộ Phật Học Phổ Thông, khóa thứ Tư. Thày dạy rằng:
“Bố là cùng khắp: thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi.
Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita. Người Trung hoa dịch nghĩa là “Bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”.
Bố thí Ba la mật, tức là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí, co công năng như một chiếc thuyền, đưa mình và người từ bờ mê lầm của chúng sinh sang bờ giác ngộ của chư Phật.
Bố thí Ba la mật gồm các loại sau đây: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí. Dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu ý nghĩa của các loại bố thí ấy:
Thứ nhất là tài thí. Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí có hai loại là nội tài và ngoại tài.
Nội tài là những vật chí thân quí báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình. Bố thí nội tài ở đây tức là hy sinh thân mạng để cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan. Trong các chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca, chúng ta đã thấy nhiều gương thí nội tài, như cấu chuyện Ngài lái buôn kia, trong khi đi biển bị thuyền chìm đã tự hy sinh thân mạng bằng cách buông tay khỏi cột buồm mà mình đang bám vào, để nhường chỗ cho những hành khách xấu số khác khỏi chết đuối.
Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Nếu còn xem thân mạng mình là quý, là trọng hơn thân mạng kẻ khác thì chắc chắn không bao giờ thực hiện được loại bố thí này.
Ngoại tài là những vật thường dùng của mình như thức ăn đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, ruộng vườn, nhà cửa v.v…Ðem những vật ấy ra cho những người túng thiếu, nghèo khổ thì gọi là bố thí ngoại tài.
Thứ hai là pháp thí. Ðem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Hoặc y theo giới luật của Phật tu hành chân thật để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh đều là pháp thí.
Pháp thí có một giá trị rất lớn lao hơn cả tài thí, vì tài thí chỉ giúp người khác bớt túng thiếu về phương diện vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người. Nhưng pháp thí giúp đỡ người rất nhiều về phương diện tinh thần, không riêng gì đối với người nghèo khó, mà cả người giàu sang, chức tước; không phải chỉ có ảnh hưởng tốt trong một giai đoạn, mà gieo nhân lành cho nhiều đời kiếp về sau.
Vì những lẽ đó, nên người Phật tử chân chính không bao giờ bỏ mất một dịp nào mà không làm pháp thí, cả về phương diện khẩu giáo nghĩa là dùng lời lẽ đúng Phật pháp để chỉ dạy lẫn phương diện thân giáo nghĩa là dùng đời sống chân chính hợp đạo để làm gương.
Thứ ba là vô úy thí. Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ. Phép thí này mới nghe thì tưởng như là không quan trọng gì cả. Nhưng nếu suy nghĩ một cách chín chắn, chúng ta sẽ thấy đức Phật thật vô cùng thâm thúy khi chế ra pháp thí này.
Chúng ta hãy nghĩ lại mà xem, có phải trong một đời người, cái sợ đã chiếm nửa cuộc đời rồi không?
Khi nhỏ chúng ta sợ la rầy, sợ đánh đập, sợ ma quỉ. Khi tráng niên sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp. Khi già sợ đau, sợ ốm, sợ chết…Chỉ toàn sợ và sợ.
Ðó là chưa nói đến gặp thời buổi loạn lạc, còn phải sợ sưu cao, thuế nặng, sợ quan lại tham nhũng, sợ trộm cướp, lưu manh, sợ tù tội, sợ chém giết…Bao nhiêu thứ sợ chồng chất lên đầu người, làm cho họ không dám ngửng lên, lưng họ còm xuống, đầu gối họ sắp quỵ.
Ðời sống đã khổ, lại càng khổ thêm vì sợ. Cho nên làm cho người hết sợ, chính là đã cứu cho họ bớt đi quá nửa khổ đau trong kiếp sống. Lòng từ bi của đức Phật không nỡ thấy chúng sinh khổ sở vì sợ, nên đã chế ra phép thí vô úy.
Muốn thực hành pháp môn này, hành giả trước tiên phải luyện cho mình một đức tính đừng sợ gì cả. Mà kẻ tu hành chân chính, hiểu rõ giáo lý của Phật, thì còn sợ nỗi gì? Tiền của, họ không tham lam cho nên không sợ mất; danh lợi, họ không màng, nên không sợ thiếu, sanh mạng, họ xem như giả tạm, nên không sợ chết.
Do cái tâm lý đó mà cõi lòng họ không xao động, nét mặt họ luôn luôn bình tĩnh trước mọi sự đổi thay, gian nan nguy hiểm. Người tu hạnh thí vô úy sẵn sàng nhảy xuống nước vớt người sắp chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội…
Tóm lại, người tu hạnh thí vô úy thì đi đến đâu là đem đến đó một niềm an lạc, bình tĩnh vui vẻ cho mọi người và mọi vật.”
Trên đây là lời dạy của hòa thượng Thích Thiện Hoa.
Kính thưa quý vị,
Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ ba loại bố thí này thì dường như Vô Úy Thí là loại chúng ta có nhiều cơ duyên để bố thí, dễ dàng thực hiện và nhiều hoàn cảnh để có thể bố thí nhất .
Về Tài Thí, trong những xã hội có hệ thống phúc lợi hoàn hảo, cũng không có nhiều dịp chúng ta phải mở túi tiền ra giúp, hoặc chia sẻ miếng cơm manh áo cho người khác. Cũng có những trường hợp thí dụ thiên tai, hỏa hoạn, chúng ta được kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân đấy, nhưng không phải mỗi ngày chúng ta đều gặp. Hoặc ngay như trên thế giới hằng ngày đều có những nạn nhân cần trợ giúp, nhưng chính chúng ta cũng không thể luôn luôn móc túi lấy tiền làm chuyện cứu trợ được, dù trong lòng chúng ta rất muốn. Đó là lực bất tòng tâm.
Về Pháp Thí, ngày nay ngành truyền thông phát triển rất rộng rãi, sách báo truyền thanh truyền hình, các hệ thống điện tử toàn cầu với những thư viện điện tử, diễn đàn điện tử, lan rộng từ thành thị tới thôn quê, nên rất nhiều người đã tham dự được vào các loại tiện nghi này để đọc kinh sách, thảo luận, nghe giảng pháp. Nhờ thế, có một số người, nhất là giới trẻ, do tham cứu từ internet mà trình độ Phật học của họ khá thâm sâu, cho nên cơ hội để chúng ta thực hiện Pháp Thí cũng hiếm.
Trái lại, Vô Úy Thí là một hạnh bố thí rất cần thiết mà lại rất dễ thực hiện, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí không tốn một xu, thì chúng ta lại ít lưu tâm tới.
Thưa quí thính giả,
Ở trên, thày Thiện Hoa đã phân tích rõ ràng cho chúng ta thấy thế nào là Vô Úy Thí và sự cần thiết thực thi hạnh bố thí này. Qua lời thày giảng, quí vị đã thấy là đạo Phật rất quan tâm và coi trọng hạnh Bố Thí Vô Úy.
Không riêng đạo Phật, mà nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới cũng rất quan tâm đến nỗi thống khổ của sự sợ hãi trong kiếp người và tìm cách giúp người ta tháo gỡ nỗi khổ này, điển hình là nhà tư tưởng J. Krishnamurti. Chúng tôi xin gửi tới quí thính giả một đoạn trích trong cuốn On Fear của ông, do Danny Việt dịch ra Việt ngữ, như sau:
“Để hiểu sợ hãi, ta phải nói về sự so sánh trước. Tại sao ta so sánh? Về mặt kỹ thuật, so sánh phát hiện sự tiến triển, tương quan với nhau. Năm chục năm trước chưa có bom nguyên tử, chưa có máy bay siêu âm, bây giờ chúng ta có những cái đó, và trong tương lai năm chục năm nữa, chúng ta sẽ có những cái mà hiện nay chúng ta không có. Cái đó được gọi là sự tiến bộ, luôn luôn so sánh, tương quan, và tâm trí chúng ta bị vướng mắc vào cái lối suy nghĩ kiểu đó.
Không phải chỉ từ ngoại cảnh, mà ngay từ trong nội tâm, trong cái cấu trúc về tâm lý của chúng ta, chúng ta suy nghĩ theo kiểu so sánh. Chúng ta nói :” Tôi thế này, trước kia tôi thế này, và tôi sẽ khá hơn trong tương lai”. Cái lối suy nghĩ kiểu so sánh như vậy, chúng ta gọi là sự tiến bộ, sự phát triển, và cuộc đời chúng ta, từ phẩm hạnh, đạo đức, tôn giáo cho đến làm ăn buôn bán, giao dịch trong xã hội, chúng ta đều dựa trên nền tảng đó. Chúng ta quan sát bản thân chúng ta một cách so sánh với cái xã hội vốn dĩ cũng thoát thai từ một sự phấn đấu trong so sánh như chính chúng ta.
So sánh sản sinh ra sợ hãi, bạn hãy tự quan sát sẽ thấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viết hay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới. Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng liên tục sản sinh ra sự lo sợ . Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.
Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và “cái-gọi-là” nội dung có tính cách tôn giáo . Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. Sự so sánh về tâm linh phản ảnh trong việc một tu sĩ muốn được suy tôn lên cấp cao hơn và cuối cùng tiến lên tới giáo chủ.
Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.
Trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật, tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kị, thói ghen tị, căm thù.
Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi”.
Kính thưa quí thính giả,
Trên đây là nhận định của nhà tư tưởng Jiddu Krishnamurti về tai hại của sự sợ hãi.
Có câu chuyện Thiền lưu truyền tại Nhật như sau:
“Trong một trận chiến đấu sinh tử mà quân lính của phe nhà đông hơn phe địch gấp bội. Tuy nhiên, tinh thần binh sĩ lại rất nao núng, chưa đánh mà chỉ muốn rút lui, vì họ nghe nói bên địch là đạo quân bách chiến bách thắng, rất tinh nhuệ trong kinh nghiệm chiến trường.
Tướng chỉ huy bèn tập họp ba quân trước một ngôi đền thờ Thần có tiếng là linh thiêng, rút trong túi ra đồng tiền giơ lên, dõng dạc tuyên bố:
– Chúng ta cầu nguyện rồi tôi sẽ tung đồng tiền này lên xin Thần cho biết số phận chúng ta trong trận quyết tử này. Nếu khi rớt xuống mà mặt ngửa lên có hình đầu người tức là chúng ta sẽ thắng. Nếu mặt không có đầu người ngửa lên thì chúng ta sẽ vâng theo số mệnh mà rút lui.
Quân sĩ nhắm mắt cầu nguyện, rồi vị tướng tung lên đồng tiền, khi rớt xuống, mặt ngửa lên có hình đầu người. Toàn quân reo hò, khí thế bốc lên ngùn ngụt, sự sợ hãi tan biến.
Khi đoàn quấn chiến thắng ca khúc khải hoàn trở về, viên phó tướng tâm tình với đại tướng:
– Thế mới biết không gì có thể thay đổi được số mệnh.
Đại tướng cười, móc túi lấy ra đồng tiền, thì ra cả hai mặt của đồng tiền đều là hình đầu người”.
Thưa quí thính giả,
Câu chuyện cho thấy rằng chúng ta có thể chế ngự được sự sợ hãi. Thí dụ sự sợ ma. Nếu hỏi những người rất sợ ma rằng họ gặp ma chưa thì phần đông đều trả lời rằng bản thân họ chưa gặp ma nhưng họ “nghe nói”. Mà những ngưởi kể chuyện ma cho người khác nghe thì cũng chưa chắc đã gặp ma, hay là cũng lại chỉ “nghe người ta kể lại”. Chuyện ma thì hấp dẫn, vì làm cho tâm tư người nghe bị kích động.
Hồi trước tại Saigon, trong mục truyện dài của một tờ nhật báo có viết về chuyện con ma vú dài tại nhà tù Chí Hòa. Câu chuyện hoang đường nhưng rất hấp dẫn người đương thời, sau này dính liền tên vị chủ nhiệm báo, họ gọi ông là “chủ nhiệm vú dài”. Những tù nhân có đầu óc bình thường đã từng tạm trú tại nhà tù Chí Hòa, không ai gặp con ma vú dài nào cả.
Đã thấy rõ sự sợ hãi đem lại thống khổ cho con người, vậy chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội để có thể Bố Thí Vô Úy. An ủi khi người có những mối lo hoặc tránh kể chuyện ma cho các cụ già sống cô đơn cũng là những cách Vô Úy Thí rất thực tế vậy.
Thưa quí thính giả,
Vì thời giờ có hạn, chúng tôi xin phép được ngưng nơi đây và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ phát thanh tới. Nếu quý thính giả muốn góp ý kiến, xin gửi email về địa chỉ: phatphaptuedang@yahoo.com
Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng xin trân trọng kính chào và kính chúc quý thính giả một tuần lễ thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

2222
Nhận xét
Đăng nhận xét